Thành lập công ty có vốn nước ngoài

thành lập công ty có vốn nước ngoài

Trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế thông qua các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương, cùng với chính sách mở cửa trong nước, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc đầu tư, phát triển kinh doanh tại Việt Nam.

Từ đó, nhu cầu về việc thành lập công ty có vốn nước ngoài ngày một gia tăng là một điều tất yếu. Để có thể giúp các nhà đầu tư nước ngoài cũng như những đối tác trong nước hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này và những chính sách, thủ tục pháp lý liên quan tới Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi xin được giải đáp những vấn đề trên qua bài viết này.

Căn cứ pháp lý

Biểu cam kết WTO;

Luật đầu tư năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;

Luật doanh nghiệp năm 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành;

Văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đầu tư;

Hiệp định thương mại với các nước nhà đầu tư nước ngoài mang quốc tịch;

Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn thành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

Luật Đầu tư 2020 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  • Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).

Đối tượng áp dụng về việc thành lập công ty có vốn nước nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:

Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;

Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;

Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

Quy định đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước ngày 01/07/2015: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

thành lập công ty có vốn nước ngoài
thành lập công ty có vốn nước ngoài

Điều kiện để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty có vốn nước ngoài, bao gồm cá nhân và tổ chức nước ngoài, được thành lập công ty tại Việt Nam theo quy định pháp luật, trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật. Ngoài ra, nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ các trường hợp sau:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

Như vậy, việc nhà đầu tư nước ngoài có được thành lập công ty có vốn nước ngoài hay không cũng sẽ phụ thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư dự định kinh doanh tại Việt Nam.

Chẳng hạn với ngành nghề kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhà đầu tư không được phép thành lập công ty có vốn nước ngoài để kinh hoạt động này vì pháp luật hiện hành quy định chỉ doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam mới được cấp phép hoạt động (theo Điều 6 Nghị định 38/2020/NĐ-CP).

Hay với hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất phim, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam để thành lập công ty và phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của công ty (theo điểm a Phân ngành D. Dịch vụ nghe nhìn, Mục2. Các dịch vụ thông tin, Cam kết 318/WTO/CK dịch vụ).

Quy trình thủ tục đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Hồ sơ thành lập công ty có vốn nước ngoài xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

Hồ sơ nhà đầu tư cá nhân/tổ chức (đã nêu trên).

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 15 ngày làm việc

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập công ty có vốn nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập công ty

Giấy ủy quyền

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân người đại diện pháp luật

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 5-8 ngày làm việc

Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện

Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

Nhà đầu tư không phải Cấp Giấy phép kinh doanh cho hoạt động Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, bán buôn hàng hóa (không thuộc các loại hàng hóa: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí).

Nhà đầu tư thực hiện Cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ hàng hóa.

Câu hỏi thường gặp về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi muốn thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Câu hỏi 1: Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?

Thành lập công ty tại Việt Nam với 100% vốn nước ngoài.

Cùng góp vốn để thành lập công ty liên doanh với nhà đầu tư Việt Nam.

Mua cổ phần vốn góp của công ty Việt Nam.

Thực hiện đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.

Câu hỏi 2: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?

Có, nhưng công ty có vốn nước ngoài cũng chỉ được hưởng những ưu đãi đầu tư như các doanh nghiệp tại Việt Nam mà thôi.

Câu hỏi 3: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải đóng các loại thuế giống như công ty Việt Nam là: thuế VAT, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu thập doanh nghiệp. Đối với người lao động nước ngoài thuế thu nhập cá nhân được tính theo thu nhập toàn cầu.

Câu hỏi 4: Thành lập công ty vốn nước ngoài phải gắn với xin cấp GCN đầu tư khi nào?

Luật đầu tư 2020 ghi nhận hai cách thức thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: Đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài theo Điều 22 và Đăng ký cho người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo Điều 24. Theo đó khi thực hiện việc đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài mới sẽ phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về quá trình thành lập công ty có vốn nước ngoài mà Luật Trần và Liên Danh đã tổng hợp để quý khách tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho nhà đầu tư.

Ngoài ra quý khách hàng có thể tham khảo thêm thủ tục tăng vốn đầu tư công ty nước ngoài và các thủ tục khác được phân tích rất hữu ích cho doanh nghiệp của Công ty luật.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139