Để thành lập công ty cổ phần cần những gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người dự định mở công ty loại hình này.
Vì vậy, dưới đây là những chia sẻ đầy tâm huyết của đội ngũ luật sư giày kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp của Luật Trần và Liên Danh.
Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn, công ty cổ phần được thành lập với ít nhất có 3 cổ đông là pháp nhân hoặc cá nhân và không giới hạn tối đa cổ đông, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, được phát hành cổ phần chào bán, được tiến hành niêm yết giao dịch chứng khoán
Vẫn giống như thường lệ, Luật Trần và Liên Danh sẽ mở đầu bài viết bằng cách trình bày, giới thiệu cho quý khách hàng về định nghĩa công ty cổ phần. “Thủ tục” này tuy không có gì đặc sắc hay ấn tượng, thế nhưng qua đó khách hàng sẽ bước đầu hiểu hơn về vấn đề dự định nghiên cứu.
Đặc biệt, với những người lần đầu tiên nghe đến cụm từ “công ty cổ phần” thì việc tìm hiểu định nghĩa lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì nó sẽ giúp mọi người hình dung được công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp pháp luật quy định điều kiện chuyển nhượng hoặc cấm chuyển nhượng.
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Thành lập Công ty cổ phần cần những gì?
Thành lập công ty cổ phần cần những thông tin và tài liệu sau đây:
– Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của cổ đông góp vốn (trường hợp cổ đông là cá nhân góp vốn);
– Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty (trường hợp cổ đông tham gia góp vốn là pháp nhân);
– Hợp đồng thuê trụ sở chính doanh nghiệp kèm theo giấy tờ chứng minh địa chỉ trụ sở chính có chức năng kinh doanh văn phòng (ví dụ thuê tại nhà tầng, tòa nhà văn phòng)
-Thông tin cần thiết cho việc thành lập Công ty như: Tên công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ công ty, thông tin địa chỉ trụ sở chính công ty, cổ đông công ty…vv.
Quy trình thành lập công ty cổ phần 2022 như thế nào?
Thủ tục Thành lập công ty cổ phần sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thành lập công ty cổ phần
Trong bước này, cổ động sẽ cần chuẩn bị nhưng thông tin, giấy tờ cho việc thành lập công ty như tên công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, giấy tờ cá nhân…
Bước2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Sau khi đã chuẩn bị xong thông tin và tài liệu cho việc thành lập công ty, cổ động hoặc công ty được cổ đông ủy quyền sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty tới công thông tin quốc gia
Hiện nay, khi thành lập công ty thay vì nộp hồ sơ giấy tờ Phòng đăng ký kinh doanh như trước kia, doanh nghiệp sẽ đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin doanh nghiệp.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty cổ phần
Hồ sơ sau khi nộp sẽ được chuyên viên thẩm định trước khi đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Bước 5: Công bố thông tin doanh nghiệp, khắc dấu công ty cổ phần
Doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục công bố thông tin doanh nghiệp thành lập, khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu để có thể sử dụng dấu hợp pháp.
Lưu ý: Bắt đầu tư năm 2021, việc công bố mẫu dấu trước khi sử dụng đã không còn áp dụng. Do đó, sau khi khắc dấu xong công ty có thể sử dụng luôn dấu.
Tại sao các doanh nghiệp mới lại lựa chọn loại hình Công ty cổ phần?
Các doanh nghiệp lựa chọn loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần để thành lập bởi những nguyên nhân sau:
– Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của mình trong phạm vi phần vốn góp nên sẽ hạn chế tối đa nhất về rủi ro cho các cổ đông;
– Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần dễ dàng thông qua việc phát hành cổ phiếu;
– Việc chuyển nhượng phần vốn góp của công ty cổ phần khá dễ dàng;
– Đối tượng tham gia mua cổ phiếu của công ty công ty cổ phần cũng khá rộng rãi, ngay cả cán bộ công chức cũng không bị hạn chế;
– Cơ cấu vốn của công ty cổ phần khá linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người cùng kinh doanh;
– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần hầu hết trong tất cả các lĩch vực, ngành nghề.
Điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì?
Trước khi đăng ký thành lập công ty cổ phần các cá nhân/tổ chức đã tìm hiểu một cách chi tiết, đầy đủ về trình tự thủ tục thành lập công ty. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều không dành nhiều thời gian quan tâm đến các điều kiện thành lập công ty cổ phần dẫn đến thủ tục đăng ký thành lập bị kéo dài hơn. Vậy điều kiện thành lập công ty cổ phần gồm:
– Điều kiện về chủ thể:
+ Phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập;
+ Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc.
– Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
Khi khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đảm bảo tại thời điểm thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Điều kiện vốn điều lệ và vốn pháp định:
+ Vốn điều lệ phải được cam kết góp trong thời hạn nhất định và được ghi rõ trong điều lệ công ty;
+ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Nếu trong quá trình tìm hiểu điều kiện thành lập công ty cổ phần, khách hàng còn bất kỳ những khó khăn vướng mắc có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và giải đáp mọi thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần năm 2022 gồm những gì?
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những tài liệu sau đây:
– Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phẩn (ghi rõ tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; thông tin liên hệ; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; các loại cổ phần, mệnh giá; thông tin đăng ký thuế; số lượng nhân sự; họ tên, chữ ký và một số thông tin của người đại diện theo pháp luật)
– Điều lệ công ty cổ phần (hoặc dự thảo điều lệ nếu chưa có quyết định chính thức)
– Văn bản nêu rõ danh sách những cổ đông sáng lập công ty (danh sách cổ đông) và những cổ đông đầu tư nước ngoài (nếu có)
– Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân của các cổ đông (chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước) trong trường hợp cổ đông là cá nhân.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện trong trường hợp cổ đông là tổ chức.
– Cổ đông là tổ chức nước ngoài sẽ cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được hợp pháp hóa (hoặc có thể thay thế bằng các tài liệu tương đương)
– Cuối cùng nếu là nhà đầu tư nước ngoài cần có thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Một số lưu ý khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Để đảm bảo chắc chắn hồ sơ được chấp nhận, quý khách hàng hãy lưu ý một số vấn đề sau:
– Sử dụng mẫu hồ sơ theo đúng quy định
– Tên công ty không được trùng lặp với các công ty đã thành lập trước đó hoặc có yếu tố gây nhầm lẫn. Quý khách hàng khi lựa chọn tên công ty phù hợp cần phải tiến hành tra cứu trước khi điền thông tin vào hồ sơ.
– Trụ sở đăng ký thành lập công ty cổ phần phải có quyền sử dụng hợp pháp (chủ sở hữu hoặc thuê)
– Xác định chính xác ngành nghề kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam
– Cung cấp thông tin chính xác thông tin cổ đông
Vốn điều lệ khi thành lập công ty cổ phần 2022?
Vốn điều lệ công ty cổ phần không giống với các loại hình công ty khác do số tiền thực góp sẽ được chuyển đổi thành cổ phần.
Tất nhiên, cá nhân góp vốn càng cao, đồng nghĩa với việc sở hữu cổ phần càng nhiều. Hoặc cũng có thể thay đổi dựa trên trao đổi, điều kiện giữa các cổ đông với nhau.
Trong những trường hợp sau, vốn điều lệ công ty cổ phần có thể thay đổi:
– Hoàn trả cho cổ đông một phần vốn đã góp nếu công ty hoạt động liên tục trong 2 năm
– Mua lại cổ phần đã phát hành
– Cổ đông không thanh toán đầy đủ vốn điều lệ theo thời hạn quy định
Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?
Ngoài vốn điều lệ (số vốn kê khai khi đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư) quý khách hàng muốn thành lập công ty cổ phần còn phải biết đến các loại vốn khác như: vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn nước ngoài.
Vốn điều lệ không quy định để thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn. Thay vào đó dựa trên điều kiện và mục đích kinh doanh của quý khách hàng mà cân nhắc và đưa ra một số vốn điều lệ hợp lý. Quý khách hàng (là chủ sở hữu) cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trên số vốn góp của công ty.
Trái ngược với vốn điều lệ, vốn pháp định được pháp luật Việt Nam quy định rất rõ theo từng ngành nghề. Ví dụ: với ngành nghề ngân hàng thương mại cổ phần, số vốn pháp định bắt buộc là 1000 tỷ đồng.
Trong khi đó đối với công ty tài chính, vốn pháp định sẽ là 300 tỷ đồng. Vấn đề này, quý khách sẽ được tư vấn kỹ khi tiến hành các thủ tục thành lập công ty.
Tiếp theo Luật Trần và Liên Danh muốn đề cập đến là vốn kỹ quỹ. Hiểu một cách đơn giản thì vốn ký quỹ là số tiền mà doanh nghiệp ký quỹ trong ngân hàng suốt thời gian hoạt động. Vốn kỹ quỹ thực tế thuộc vốn pháp định nhưng bắt buộc các doanh nghiệp phải có.
Cuối cùng quý khách hàng quan tâm đến câu hỏi thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn nên chú ý là vốn góp nước ngoài. Tất nhiên, nếu công ty quý khách là thuần Việt 100% có thể bỏ qua số vốn này.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh về câu hỏi thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.