Thẩm định giá tại Hà Giang

thẩm định giá tại Hà Giang

Để lựa chọn các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên phải căn cứ vào: Mục đích; Đặc điểm của loại tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Một tài sản có thể nhiều cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá khác nhau. Mỗi phương pháp thẩm định cho ra một mức giá chỉ dẫn (phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí), hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn (phương pháp so sánh giá bán). Các mức giá chỉ dẫn sẽ được thẩm định viên xem xét, phân tích, thống nhất bằng cách gán tỷ trọng/quyền số hợp lý để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của tài sản cần thẩm định. Luật Trần và Liên danh sẽ gửi đến các quý khách bài viết thẩm định giá tại Hà Giang ngay sau đây.

Đặc điểm của thẩm định giá, thẩm định giá tại Hà Giang

Thứ nhất, chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chắc năng thẩm định giá. Có nghĩa là chủ thể phải được công nhận có chức năng thẩm định giá mới được hoạt động thẩm định giá, nếu không có chức năng thì kết quả thẩm định giá không có giá trị về mặt pháp lý.

Suy ra chỉ có những chủ thể được quy định mới được tham gia thẩm định giá và buộc phải có chức năng thẩm định giá thì kết quả thẩm định giá mới có giá trị về mặt pháp lý.

Thứ hai, nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản. Như đã nói ở trên nếu đánh giá là ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách chủ quan áp đặt nhằm đưa hàng hóa vào lưu thông trong nền kinh tế thị thẩm định giá lại là xác định giá trị của hàng hóa đó với nội dung là đánh giá hoặc đánh ga lại giá trị hàng hóa phù hợp với thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Việc xác định giá trị là hoạt động rất khách quan độc lập thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Tài sản xuất hiện trên thị trưởng với rất nhiều đặc tính khác nhau và việc xác định đúng giá trị bằng tiền với đặc tính kỹ thuật được yêu cầu đổi hỏi chủ thể thẩm định giá phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường.

Thứ ba, đối tượng của thẩm định giá là tài sản. Tài sản là một khái niệm rất chung chỉ những vật, quyền thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức nào đó. Như vây, tài sản ở đây có anh nghĩa nhấn mạnh quyền sở hữu hơn là việc xác định nó là cái gì.

Tuy nhiên, trên thực tế thẩm định giá có thể xác định đối tượng được hưởng đến chủ yếu là động sản bất động sản, doanh nghiệp, như vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá.

Thứ tư, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá gồm đa điểm, thời điểm, mục đích tiêu chuẩn thẩm định giá Từ khi Đảng và nhà nước có chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thi khái niệm giá thị trường đã bắt đầu không còn xa lại với chúng ta.

Thẩm định giá ảnh hưởng bởi địa điểm và thời điểm do giá trị trường biến đổi nhanh chóng tại thời điểm này, giá trị bằng tiền của tài sản có thể rất thấp nếu như nhu cầu của người mua giảm nhưng có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu lại có sự biến đổi về nhu cầu hay cạnh tranh giữa các điểm nhà cung cấp.

Sự tác động của mục đích thẩm định giá không giống với thời điểm và địa điểm nhận điểm do tác động không phải trực tiếp nh hưởng đến giá trị bằng tiền của tài sản ảnh hưởng đến người sử dụng kết quả thẩm định giá của cơ quan tổ chức.

Nếu như với mục đch thẩm định của khách hàng chỉ là mua sắm tài sản thì giá trị thẩm định phải là mức gi trần trong hồ sơ mua sắm của khách hing tức là ở mức giá thẩm định đó, người mua đã có thể đạt được mục đích mua sắm tài sản của mình.

Còn nếu như là mục đích thanh lý tài sản thì giá trị thẩm định phải là giá trị có lợi nhất cho khách hảng để họ thu lại được tối đa phần giá trị còn lại của tài sản.

Do vậy, sự ảnh hưởng từ yếu tố mục đích thẩm định là hướng đến yếu tố quyển lợi khách hàng.

Song song với đó, hoạt động thẩm ảnh giá cũng chịu sự chi phối bởi các tiêu chuẩn thẩm định giá, thẩm định viên buộc phải tuân theo một trong những tiêu chuẩn thẩm định giá đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành và lấy đó làm cơ sở lý giải cho kết quả thẩm định giá của mình không có bất cứ một quá trình thẩm ảnh nào nằm ngoài các tiêu chuẩn được quy định khi áp dụng vào hoạt động thẩm định giá.

Vai trò của thẩm định giá tại Hà Giang

Thứ nhất, thẩm định giá góp phần đảm bảo tính chính xác của việc xác định giá trị của tài sản trong nhiều mục đích công. Hiện nay, vấn đề đảm bảo tính minh bạch trong việc mua sắm tài sản công cũng như xác định giá trị doanh nghiệp có vốn nhà nước đang trở nên rất cần thiết và mang lại hiệu quả.

Hoạt động thẩm định giá đã góp phần quan trọng là một cơ sở tin cậy cũng như một kênh tham khảo giá đảm bảo nhằm giúp cơ quan nhà nước tiếp cận sát hơn với giá trị tài sản.

Dựa trên những đặc điểm của thẩm định và chúng ta thấy được hoạt động thẩm định giá là một quá trình với nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giả nhưng đều được quản lý và giới hạn trong những tiêu chuẩn nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Thứ hai, thẩm định giá tại Hà Giang làm giảm gánh nặng và hạn chế rủi ro trong trách nhiệm xác định giá trị tài sản của khách hàng có thể trên thực tế, việc xác định giải trị tài sản không phải quá khó khăn nhưng trong một số trường hợp bản thân khách hàng tự định giá giá trị của tài sản minh sở hữu sẽ không đảm bảo về tính minh bạch và đúng đắn không có tính pháp lý đối với bên thứ ba.

Cho nên cơ quan, tổ chức thẩm định giá tham gia thẩm định giá tài sản được xem như một bên chi thi thứ ba khách quan có chức năng thẩm định chính xác giá trị tài sản giảm gánh nặng của những cá nhân, tổ chức có tài sản tự định giá trong các trường hợp sai sót về quy trình hoặc đưa ra kết quả thẩm định giá không chính xác .

Thứ ba, thẩm định giá đã trở thành một phương thức giải quyết bất đồng giữa các bên trong tranh chấp xảc định giá trị tài sản. Trong trường hợp này, thẩm định giá tại Hà Giang tham gia như một phương thức độc lập và có tính công bằng chính xác giữa các tổ chức có vấn đề trong việc tranh chấp giá trị tài sản ở đây, vai trò này chủ yếu hưởng đến đối tượng giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhẩm dàng hóa lợi ích của các bên trong việc xác định tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Niêm yết giá

Niêm yết giá theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật giá 2012 được xác định là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp thẩm định giá ban hành và thực hiện niêm yết biểu giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp mình bằng hình thức mức giá dịch vụ trọn gói, theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản hoặc giá trị dự án cần thẩm định giá và hình thức khác do doanh nghiệp quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật.

thẩm định giá tại Hà Giang
thẩm định giá tại Hà Giang

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Hà Giang là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;

Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Thẩm định viên làm nghề thẩm định giá tại Hà Giang phải đáp ứng những điều kiện gì?

Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

Có năng lực hành vi dân sự.

Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.

Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.

Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có đủ các tiêu chuẩn quy định và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

Lưu ý: Qúy khách hàng phải tiến hành thành lập doanh nghiệp có kinh doanh dịch vụ thẩm định giá sau đó mới tiến hành xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Hà Giang của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139