Đô thị nước ta hiện nay

do thi nuoc ta hien nay

Ở nước ta có sự phân bố đô thị không đồng đều. Vậy đây có phải là đặc điểm của đô thị ở Việt Nam. Chúng ta cùng đi tìm hiểu xem đô thị nước ta hiện nay là gì nhé!

Khu vực đô thị là gì?

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật độ rất cao, lực lượng sản xuất tập trung cao và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đây là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò trong sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia hay một vùng lãnh thổ, hoặc nhỏ hơn là một địa phương bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã và thị trấn.

Đặc điểm của đô thị là gì?

Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ rất cao, lực lượng sản xuất tập trung cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn.

Đô thị có những đặc điểm sau đây: (i) Là nơi cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển có tính liên thông, đồng bộ; (ii) Là nơi tập trung dân cư với mật độ rất cao, tối thiểu phải đạt một mức nhất định tùy vào các quy ước mang tính chủ quan mà Nhà nước đặt ra; (iii) Là nơi lực lượng sản xuất phát triển và tập trung rất cao; (iv) Là nơi có nếp sống, văn hóa của thị dân gắn liền với đặc điểm sinh hoạt, giao tiếp rất đặc thù khác với nông thôn; (v) Là nơi dễ tập trung, phát sinh các tệ nạn xã hội là thử thách đối với công tác quản lý; (vi) Có địa giới hành chính và điều kiện sinh sống của người dân khá chật hẹp so với địa bàn nông thôn.

Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là gì?

Đô thị nước ta hiện nay có nhiều loại khác nhau, dựa trên các tiêu chí chủ yếu như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỷ lệ phi nông nghiệp ở khu vực đó. Mạng lưới đô thị ở nước ta theo các tiêu chí được phân thành 6 loại từ nhỏ đến lớn, có hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hơn nữa sự phân bố đô thị không đồng đều trên cả nước và cơ sở hạ tầng của các đô thị nước ta còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực.

Các đô thị nước ta hiện nay

Việt Nam hiện nay có 6 loại hình đô thị từ lớn đến nhỏ, trong đó có 5 đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị phân bố không đồng đều.

Theo thống kê của Cục Phát triển đô thị, tính đến tháng 12 năm 2022, tổng số đô thị nước ta hiện nay là 888 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV, 690 đô thị loại V.

Các quá trình của đô thị hoá 

Theo khái niệm của ngành địa lý, quá trình đô thị hóa diễn ra đồng nghĩa với việc gia tăng mật độ dân số, thương mại hoặc các hoạt động khác theo thời gian trong một khu vực. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa như sau:

Gia tăng dân số hiện có. Thông thường, mức độ tăng trưởng dân số tự nhiên của nông thôn thường cao hơn thành phố.

Dân số ở khu vực nông thôn có xu hướng chuyển dịch đến khu vực thành phố

Lối sống thành thị trở nên phổ biến như trang thiết bị đa dạng, cơ sở vật chất hiện đại, xuất hiện nhiều ngôi nhà cao tầng, nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí tăng cao….

Xuất hiện nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao thu hút nguồn lao động nông thôn đến thành thị làm việc.

Các hình thức đô thị hoá

Hiện nay, đô thị hóa có 3 hình thức chính, bao gồm: đô thị hóa ngoại vi, đô thị hóa nông thôn và đô thị hóa tự phát. Đặc điểm của mỗi hình thức này như sau:

Đô thị hóa nông thôn: đây là quá trình phát triển nông thôn và xây dựng lối sống thành thị ở khu vực nông thôn (hình thức nhà cửa, cách sống, phong cách sinh hoạt…). Hình thức này là cách tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững và có tính quy luật.

Đô thị hóa ngoại vi: đây là quá trình phát triển mạnh khu vực ngoại vi của thành phố do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp… tạo ra các cụm liên đô thị, đô thị… góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.

Đô thị hóa tự phát: đây là quá trình phát triển thành phố do sự gia tăng dân số quá mức và tỷ lệ di dân từ nông thôn đến khu vực thành thị lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất lượng cuộc sống. 

Tác động của đô thị hoá là gì?

Quá trình đô thị hóa có tác động không nhỏ đến kinh tế và sinh thái khu vực. Sau quá trình quan sát cho thấy, sự tác động của đô thị hóa làm cho lối sống, tâm lý của người dân thay đổi. Những người phản đối xu thế đô thị hóa cho rằng, quá trình này đã làm tăng chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng khoảng cách giao thông và có ảnh hưởng xấu đến sự phân hóa xã hội do người dân ở khu vực ngoại ô không còn quan tâm đến các vấn đề khó khăn của khu vực nội đô.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình của đô thị hoá 

Quá trình đô thị hóa không tự diễn ra và thay đổi mà phụ thuộc vào 5 nhân tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, văn hóa dân tộc và trình độ phát triển kinh tế. 

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đến quá trình đô thị hóa. Các yếu tố tự nhiên thu hút dân cư mạnh hơn, từ đó quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn với quy mô rộng hơn. 

Các yếu tố tự nhiên điển hình có thể kể đến bao gồm:

Thời tiết, khí hậu

Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

Hệ thống giao thông

Sông ngòi, đất đai

Hệ thống sinh thái

do thi nuoc ta hien nay

đô thị nước ta hiện nay

Điều kiện xã hội

Điều kiện xã hội được thể hiện thông qua sự chuyển biến, thay đổi của nền kinh tế, khả năng đáp ứng nhu cầu sống của con người. Trong đó, lực lượng sản xuất được nâng cao, cải thiện từng ngày góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các yếu tố về điện kiện xã hội ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa bao gồm:

Trình độ lao động, khả năng nhận thức của người dân

Tiềm năng phát triển kinh tế và cơ hội việc làm

Hiệu quả lưu thông hàng hóa ở trong và ngoài nước

Chất lượng sống của người dân

Chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước

Văn hóa dân tộc

Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng, thể hiện nét đặc trưng của dân tộc đó. Nền văn hóa này có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, bao gồm chính trị, xã hội, kinh tế… Bên cạnh đó, văn hóa dân tộc còn quyết định đến hình thái đô thị của một khu vực lãnh thổ. 

Những hình thức ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến quá trình đô thị hóa bao gồm:

Định hướng phát triển văn hóa đô thị với hình ảnh văn hóa giàu bản sắc

Đẩy mạnh các hoạt động vui chơi giải trí, thu hút khách du lịch

Giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa, hình thành nền văn hóa dân tộc với bề dày nghìn năm

Sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền tạo nên quần thể đô thị đa dạng với nhiều màu sắc độc đáo

Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế càng thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra càng chậm. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Chất lượng đời sống tăng dẫn đến sự cởi mở về tinh thần cũng tăng theo.

Những yếu tố ảnh hưởng đến trình độ phát triển kinh tế bao gồm:

Định hướng, chính sách phát triển của Nhà nước

Khả năng thu hút vốn đầu tư

Khả năng thích nghi, vận dụng với công nghệ và kỹ thuật mới

Chất lượng đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân

Khả năng nâng cao chất lượng nguồn lao động

Ảnh hưởng của đô thị hoá 

Ảnh hưởng tích cực

Về mặt tích cực, đô thị hóa diễn ra đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, thay đổi sự phân bố dân cư. Đô thị không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn mà còn là nơi tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, đây còn là nơi sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao, có tay nghề và chuyên môn giỏi, cơ sở hạ tầng hiện đại.

Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh các mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực như:

Đô thị hóa diễn ra tự phát, không có quy hoạch dẫn đến một số đô thị thiếu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, cảnh quan đô thị suy thoái, ô nhiễm môi trường trầm trọng. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến điều này chính là hệ thống pháp luật liên quan đến đầu xư xây dựng đô thị đang thiếu tính đồng bộ (nhiều lĩnh vực được đầu tư chồng chéo nhưng nhiều lĩnh vực bị bỏ trống).

Quá trình đô thị hóa ở nước ta đã và đang mất cân đối giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo; giữa các vùng kinh tế và các vùng dân cư. Do đó, quá trình này cần phải được tiến hành đồng loạt ở cả khu vực chịu tác động và vùng bị đô thị hóa.  

Bên cạnh đó, đô thị hóa làm cho sản xuất ở khu vực nông thôn bị đình trệ do người lao động chuyển đến thành thị. Không chỉ vậy, khu vực thành phố phải chịu áp lực quá tải cho cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội không đảm bảo, ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội diễn ra tràn lan, ùn tắc giao thông….

Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một đất nước đang phát triển có tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh. Bên cạnh các tỉnh thành lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng tại các tỉnh thành khác như Vũng Tàu, Kiên Giang, Phú Quốc, Đồng Nai, Quảng Ninh…

Đến hết năm 2022, cả nước có 888 đô thị các loại, phân bố khá đồng đều trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 41,7% năm 2022. Không gian đô thị được mở rộng. Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ, văn minh, hiện đại. Chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều hạn chế, diễn ra không đồng đều giữa các vùng miền. Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với tỷ lệ trung bình của các nước ở khu vực ASEAN và thế giới. 

Hy vọng qua bài viết này bạn đã tìm hiểu được đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là gì. Và bạn cũng đã biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về khu vực này. Để biết thêm các đô thị trên 63 tỉnh thành của Việt Nam hãy theo dõi công ty luật uy tín chúng tôi ở các bài viết sau nhé!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139