Tiêu chuẩn này thay thế cho TC 36: 1969. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới hoặc cải tạo các loại nhà ở căn hộ xây dung tại các thành.phố, thị xã, thị trấn hay trong khu nhà ở của các cơ quan xí nghiệp trong phạm vi cả nước. Ngoài các quy định trong tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo “TCVN 4451: 1987- Nhà ở – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về tcvn 4450:1987 trong bài viết dưới đây.
Yêu cầu thiết kế căn hộ theo tcvn 4450:1987
1.1. Trong nhà ở căn hộ, các căn hộ phải thiết kế độc lập, khép kín với đầy đủ các thành phần sau:
Các phòng ở;
Các bộ phận phụ.
1.2. Căn cứ vào số nhân khẩu, các căn hộ được thiết kế theo bốn loại sau
Loại căn hộ một phòng: từ 2 đến 3 người; Loại căn hộ hai phòng: từ 4 đến 5 người; Loại căn hộ ba phòng: từ 6 đến 7 người; Loại căn hộ bốn phòng: từ 8 người trở lên;
1.3. Diện tích ở, diện tích sử dụng của từng loại căn hộ được quy định trong bảng 1:
Bảng 1 tcvn 4450:1987
Loại diện tích trong loại diên tích trong căn hộ |
Diện tích của căn hộ, m |
|||
Loại 1 Phòng |
Loại 2 Phòng |
Loại 3 Phòng |
Loại 4 Phòng |
|
Giới hạn tối đa diện tích sử dụng của căn hộ, không kể diện tích buồng thang |
28 đến 34 |
46 đến 48 |
56 đến 58 |
70 đến 72 |
Diện tích ở |
14 đến 28 |
24 đến 26 |
34 đến 36 |
46 đến 48 |
Chú thích:
1) Diện tích quy định trong bảng này được phép tăng giảm không quá 5%
2) Nội dung ở tiêu chuẩn diện tích được thiết kế chi tiết cho các loại nhà ở căn hộ áp dụng theo phụ lục của tiêu chuẩn này.
Yêu cầu thiết kế phòng ở theo tcvn 4450:1987
2.1. Các phòng ở trong căn hộ gồm:
Phòng sinh hoạt chung;
Các phòng ngủ.
2.2. Diện tích để thiết kế phòng sinh hoạt chung được quy định:
từ 14m2 đến 16m2 cho căn hộ 2 hoặc 3 phòng.
từ 16m2 đến 18m2 cho loại căn hộ 4 phòng.
2.3. Phòng sinh hoạt chung phải liên hệ trực tiếp với bên ngoài hoặc không qua tiền phòng. Được phép thiết kế lối vào phòng ngủ từ phòng sinh hoạt chung.
2.4. Diện tích phòng ngủ không được nhỏ hơn 8m2 Và lớn hơn 11m2. chiều rộng thông thuỷ tối thiểu của phòng không được nhỏ hơn 2,4m2.
2.5. Không được thiết kế lối đi từ phòng ngủ này qua phòng ngủ khác.
Yêu cầu thiết kế các bộ phận phụ theo tcvn 4450:1987
3.1. Các bộ phận phụ trong căn hộ bao gồm: Bếp, xí, tắm, kho, lôgia giặt…
3.2. Diện tích để thiết kế bếp được quy định: Với căn hộ một phòng: từ 4 đến 4,5m2
Với căn hộ hai phòng trở lên: từ 5 đến 5,5m2
Chú thích: Nhà ở căn hộ ở cấp công trình IV được phép bố trí bếp ở ngoài công trình chính.
3.3. Kích thước của bếp phải đảm bảo bố trí được đầy đủ cho đun nấu, rửa, tủ chạn và cho chỗ làm thức ăn. Chiều rộng thông thuỷ của bếp không được nhỏ hơn.
1,50m khi bố trí thiết bị theo một hàng;
2,40m khi bố trí thiết hị theo hai hàng.
Lối đi vào bếp không được trực tiếp từ các phòng ngủ.
3.4. Trong căn hộ phải thiết kế xí riêng biệt với tắm. Chỉ cho phép thiết kế xí chung với tám trong loại căn hộ một phòng, nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh giữa hai bộ phận và yêu cầu sử dụng.
3.5. Kích thước nhỏ nhất của phòng xí phải bảo đảm:
Khi cửa mở ra ngoài: 0,8 x 1,2m.
Khi cửa mở vào trong: 0,8 x l,4m.
3.6. Kích thước nhỏ nhất của phòng tắm phải bảo đảm:
Khi cửa mở ra ngoài 0,8 x 1,2m.
Khi cửa mở vào trong 0,8 x 1,4m.
3.7. Trong môi căn hộ được thiết kế:
Một kho không nhỏ hơn: 1,00m2.
Một lôgia không lớn hơn: 4,00m2.
3.8. Đối với nhà ở căn hộ ở cấp công trình IV khi chưa có cấp nước đến từng căn hộ, thì được phép thiết kế bể chứa nước sinh hoạt cho từng căn hộ với dung tích từ 0,30 đến 0,50m3.
Quy chuẩn chung – tiêu chuẩn thiết kế chung cư hiện đại theo tcvn 4450:1987
Một không gian sống thoải mái, hoàn hảo là điều mong ước của mỗi người. Bên cạnh tạo ra ý tưởng tuyệt vời cho chung cư cao tầng, bạn nên chú ý đến các tiêu chuẩn thiết kế sao cho phù hợp nhất dưới đây:
Quy định về chiều cao tầng nhà chung cư
Tính tiện nghi, giá thành cũng như diện tích giá rẻ là điều mà nhiều gia đình lựa chọn chung cư là nơi cư trú của mình. Khi mua nhà chung cư họ không quan tâm đến chiều cao, tuy nhiên điều đó gây ảnh hưởng rất lớn trong quá trình sinh hoạt của cả gia đình.
Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế nhà chung cư nhà ở tại chung cư như sau:
- Phòng ở: không thấp hơn 3 mét
- Phòng bếp, phòng vệ sinh: không thấp hơn 2.4 mét
- Tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật: không thấp hơn 2 mét
- Phòng ở ký túc xá giường tầng: không thấp hơn 3.3 mét. Trong trường hợp này, chiều rộng thông thủy của phòng cũng không được nhỏ hơn 3.3 mét.
Tầng lửng của nhà chung cư không được tính vào tầng số của công trình. Chính vì vậy, trong tiêu chuẩn thiết kế chiều cao nhà chung cư không tính tầng lửng. Tuy nhiên tầng tum của can hộ không được vượt quá 30% diện tích sàn mái, tầng lửng không được vượt quá 65% diện tích tầng dưới.
Tiêu chuẩn về diện tích của căn hộ chung cư
Đối với mỗi căn hộ, diện tích tối thiểu được quy định như sau:
- 30m2 đối với các căn nhà ở xã hội
- 45m2 đối với các căn nhà ở thương mại
- Ký túc xá: 4m2/người
- Căn hộ chung cư không được nhỏ hơn 25m2 (phòng ngủ 9m2)
- Tối thiểu 01 phòng ở
- 01 khu vệ sinh.
Tiêu chuẩn ánh sáng chung cư
Đối với tiêu chuẩn ánh sáng chung cư được quy định như sau:
Đối với cắn hộ có 2-3 phòng ngủ: 1 phòng có thể không có ánh sáng tự nhiên
Căn hộ có 4 phòng trở lên: cho phép 2 phòng không có chiếu sáng tự nhiên
Từ tầng số 9 trở lên cửa sổ chỉ được làm cửa lật hoặc cửa trượt có chữ an toàn khi mở.
Các căn hộ không có ban công hoặc logia, cần phải bố trí ít nhất một cửa sổ ở tường mặt ngoài nhà có kích thước lỗ mở thông thủy không nhỏ (600 x 600) mm phục vụ cho việc cứu nạn, cứu hộ.
Tiêu chuẩn về hành lang
Theo thông tư 31/2016/TT-BXD được Bộ xây dựng ban hành có quy định rõ về phân hạng nhà chung cư, quy chuẩn thiết kế chung cư rõ ràng như sau:
- Việc di chuyển hành lang và thang bộ lúc khẩn cấp rất cần thiết chính vì thế cần phải đủ rộng.
- Bắt buộc phải có hệ thống camera an ninh giám sát nghiêm ngặt mỗi hành lang và bảo vệ các lối ra vào 24/24h.
Tiêu chuẩn về thang máy tòa chung cư
Tại Việt Nam nói riêng, phụ thuộc vào các đặc trưng về thổ nhưỡng hay các quy chuẩn về thiết kế chung trong xây dựng dân dụng mà sẽ có những quy định, tiêu chuẩn thiết kế nhà chung cư cụ thể như sau:
- Nhà chung cư 6 tầng, phải có ít nhất 1 thàng máy, nhà chung cư 9 tầng có 2 tháng máy trở lên
- Nhà chung cư 50m, bắt buộc mỗi khoang cháy phải có thang máy để đảm bảo cho quá trình phòng cháy chữa cháy.
- Mỗi thang máy có sức nâng không nhỏ hớn 400kg, nếu căn hộ nào có 1 thang máy thì cần phải có sức nâng 600kg.
- Chiều rộng của thang máy chở người cần được bố trí sao cho phù hợp với tiêu chuẩn.
- Thang máy cũng phải trang bị đầy đủ các chức năng, thiết bị chống kẹt, bộ cứu hộ…
Tiêu chuẩn về tầng hầm, chỗ để xe
Những quy định và tiêu chuẩn thiết kế căn hộ chung cư liên quan đến tần hầm và chỗ để xe cho chung cư được quy định rất rõ ràng dưới đây:
- Nhà ở thương mại: cứ 100m2 diện tích sử dụng căn hộ phải bố trí ít nhất 20m2 chỗ để xe.
- Nhà ở xã hội: Cứ 100m2 diện tích sử dụng căn hộ phải bố trí ít nhất 12m2 chỗ để xe
- Chỗ để ô tô: được tính từ 4 – 6 hộ có 1 chỗ để xe với tiêu chuẩn diện tích là 25m2/xe.
- Chỗ để mô tô, xe máy: mỗi hộ được tính 2 xe máy, tiêu chuẩn diện tích là 2.5 – 3m2/xe
- Chỗ để xe đạp: mỗi hộ được tính 1 xe đạp, tiêu chuẩn diện tích là 0.9m2/xe.
Tiêu chuẩn tầng hầm - Chiều cao tối thiểu:2.2m, có ít nhất 2 lối cho xe ra, vào.
- Độ dốc của hầm không lớn hơn 15% so với chiều sâu, độ dốc thẳng và đường dốc cong là 17%.
- Lối ra vào cần được thông ra ngoài đường chính, không được thông ra phía hành lang
Số lượng lối ra vào không được ít hơn 2 và có kích thước không được nhỏ hơn 0.9 x 1.2m
Phải có thang máy xuống tới tầng hầm - Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép có độ dày là 20cm. Mục đích chính là không để nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào.
Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy chung cư
Hệ thống PCCC cho các chung cư cao tầng phải trang bị thiết bị báo cháy. Hệ thống này được kiểm tra 1 năm 2 lần. Dưới đây là một số nguyên tắc về an toàn PCCC trong tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng :
- Đối với chiều cao 40 trở lên, nhà công nghiệp từ 25 tầng bắt buộc phải thiết kế một tầng cứu nạn. Ít nhất 50% tổng diện tích sàn cứu nạn chỉ riềng về dành cho cứu nạn.
- Hệ thống dò tìm báo cháy được chia làm 2 loại dựa trên khái niệm mô tả (loại 1) và thực hiện (loại 2). Sự khác biệt giữa 2 hệ thống này là khi hệ thống dò tìm báo cháy được kích hoạt tại 1 điểm bất kỳ thì toàn bộ hệ thống báo cháy sẽ kêu. Đối với loại hệ thống thứ 2, khi hệ thống dò tìm được kích hoạt chỉ có hệ thống báo cháy ở sàn cháy, 1 sàn phía dưới và 2 sàn phía trên được kích hoạt.
- Tính tin cậy của thang thoát hiểm và thang máy thoát hiểm.v.v…
Tiêu chuẩn về hệ thống thoát nước, cấp nước
Hệ thống cấp nước, thoát nước sinh hoạt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong “Quy chuẩn Hệ thống cấp thoát nước cho nhà và công trình” và tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.
- Có nguồn nước dự trữ chữa cháy cho hệ thống nước chữa cháy đảm bảo tiêu chuẩn nhà cao tầng.
- Nhà cao hơn 50 mét cần có họng nước chữa cháy cho lực lượng chức năng hỗ trợ ở mỗi tầng khi có sự cố. Căn hộ xa nhất của cần phải nằm trong phạm vi 45 mét tính từ họng nước chữa cháy.
- Với nhà cao trên 50 mét thì phải đảm bảo lưu lượng nước chữa cháy lớn hơn 4 họng nước, mỗi họng chứa khoảng 2,5 L/S khi có cháy xảy ra. Mỗi tầng phải có ít nhất 2 họng nước.
- Bể xử lý nước thải cần đặt an toàn, ở vị trí thuận lợi, đủ điều kiện để xử lý hút thải, mang tính chịu lực, không dễ bị nứt thấm, rò rỉ.
Tiêu chuẩn về hệ thống thu gom rác
Nhà chung cư phải có hệ thống thu gom rác đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường. Hệ thống thu gom rác phải có đầy đủ ống đổ, hoặc phòng thu gom đặt tại từng phòng. Hệ thống gom phải đạt những tiêu chuẩn thiết kế nhà chung cư sau:
- Mỗi tầng sẽ có một thùng thu gom rác riêng, không cản trở thoát nạn, cứu hộ
- Phòng thu gom rác phải đặt ngăn với khu vực khác bằng bộ phận cháy
- Có hệ thống thông gió, hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động
- Thùng rác gom phải kín, không phát tán mùi, mỗi ngày phải thu gom rác
- Phân chia từng loại rác khác nhau.
Tiêu chuẩn về hệ thống điện, chống sét, truyền thông tin
Yếu tố không nên bỏ qua đối với nhà chung cư là đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, lắp đặt vận hành hệ thống thiết bị điện, chống sét và hệ thống truyền thông trong Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng.
- Tuân thủ quy định điện của quy phạm trang bị điện 11 TCN-20:2006.
- Phòng kỹ thuật bố trí khô ráo, có khóa, có cửa mở ra ngoài, đảm bảo kiểm tra dễ dàng hơn khi gặp sự cố
- Chung cư 28 tầng trở lên phải trang bị máy phát điện dự phòng.
- Máy phát điện ưu tiên cho hệ thống báo cháy, hệ thống bảo vệ chống khói, chiếu sáng, camera…
- Phòng tập trung 50 người không được bố trí. Buồng máy phải được ngăn cách bởi các bộ phận bằng tường ngăn cách có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 120 và bằng sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI
- Buồng máy biến áp phải bố trí hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.
Tiêu chuẩn về vấn đề bảo an cho chung cư
Đối với nhà chung cư thì vấn để bảo an luôn được khá nhiều khách hàng quan tâm đối với nhiều gia đình ở tầng chung cư cao. Theo tiêu chuẩn xây dựng chung cư về nhà ở và công trình công cộng:
- Chiều cao từ sàn đến mặt dưới lỗ cửa/bậu cửa sổ trong nhà chung cư không được nhỏ hơn 1,4 m
- Xây dựng ban công đúng quy chuẩn
- Lắp đặt lưới an toàn
- Các chủ nhà khi có con nhỏ, đặc biệt dưới 5 tuổi, nên lắp đặt thêm lưới an toàn trên ban công với cân nhắc thận trọng về chất liệu lưới.
Trên đây là bài viết về tcvn 4450:1987 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.