Tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên

tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên

Trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền tái cấu trúc và đăng ký tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật sư tư vấn và phân tích cụ thể về tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên.

Cách tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ có bị hạn chế trong trường hợp nào hay không ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Trong quá trình hoạt động của mình, vì nhu cầu và điều kiện thay đổi mà công ty trách nhiệm hữu hạn có thể thay đổi vốn điều lệ của công ty, có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ công ty. Việc tăng, giảm vốn điều lệ công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Thứ nhất, về tăng vốn điều lệ: Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

– Tăng vốn góp của các thành viên: Trong trường hợp này, phần vốn góp tăng thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Ví dụ, thành viên có phần vốn góp bằng 30% vốn điều lệ của công ty thì sẽ góp thêm tương ứng là 30% số vốn góp thêm vào vốn điều lệ công ty khi tăng vốn điều lệ. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 như sau:

” Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.”

Nếu thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ của công ty thì có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác. Như vậy, tỷ lệ góp thêm của các thành viên còn lại sẽ bao gồm tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều nhân với số vốn góp thêm cộng với tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ nhân với phần vốn góp của người đã từ chối quyết định góp thêm vốn đó.

– Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới: trường hợp này, công ty nhận thêm thành viên mới và số vốn góp của thành viên mới để tăng vốn điều lệ của công ty và ghi nhận vào sổ đăng ký thành viên.

Thứ hai, về giảm vốn điều lệ: Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau:

– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên. Như vậy, trường hợp giảm vốn điều lệ theo cách này phải có điều kiện là công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm và phải đảm bảo việc thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty sau khi đã hoàn trả cho thành viên, tức là, trước khi quyết định hoàn trả phần vốn góp cho thành viên thì phải tính toán được khả năng thanh toán nợ của công ty, nếu trường hợp tính toán được rằng sau khi hoàn trả phần vốn góp cho thành viên, công ty không đủ khả năng trả nợ thì khi đó công ty sẽ không được hoàn trả phần vốn góp cho thành viên theo quy định này.

– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể, thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây: (1) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; (2) Tổ chức lại công ty; (3) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.

– Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể, sau 90 ngày mà có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn như đã cam kết góp thì công ty sẽ phải thực hiện đăng ký giảm vốn điều lệ.

Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau: ( Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP)

– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

– Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

– Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn;

– Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Như vậy, theo quy định trên, công ty trách nhiệm hữu hạn được phép tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong những trường hợp pháp luật cho phép và phải thực hiện thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, đồng thời phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì có sự thay đổi vốn điều lệ.

Giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên ?

Chào luật sư, cho em hỏi Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được quyền giảm vốn điều lệ theo quy định nào của Luật doanh nghiệp 2014?

Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tổng giá trị các phần vốn góp do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty.

Về việc giảm vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 68 Luật doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:

“3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 52 của Luật này;

c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 48 của Luật này.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

b) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;

c) Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;

d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo”.

Tư vấn về xây dựng điều lệ công ty TNHH có 3 thành viên?

Thưa luật sư, Tôi có câu hỏi mong Luật sư giải đáp như sau: Tôi đang xây dựng điều lệ công ty TNHH gồm 3 thành viên. Tại thời điểm này tỷ lệ thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên tối thiểu là bao nhiêu %. Trong điều lệ công ty tôi quy định là 51% có vi phạm luật không ?

Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Về tỷ lệ biểu quyết của Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

Điều 60. Nghị quyết của Hội đồng thành viên

Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:

a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.

Thành viên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp sau đây:

a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

b) Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.

Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy, để một vấn đề được thông qua, tỷ lệ biểu quyết cụ thể là do Điều lệ công ty quy định. Việc điều lệ công ty bạn quy định là 51% không vi phạm pháp luật vì đây là quyền hạn của công ty được Luật doanh nghiệp ghi nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty không quy định về tỷ lệ biểu quyết thì Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 60 Luật doanh nghiệp 2014 nêu trên.

tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên
tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên

Tư vấn thủ tục đăng ký bổ sung thành viên và tăng vốn điều lệ công ty TNHH Hai thành viên ?

Xin chào Công ty Luật Trần và Liên Danh, tôi có câu hỏi muốn tư vấn như sau: Tôi là Giám đốc Cty TNHH với 2 thành viên, với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng; hiện nay tôi đi làm thủ tục bổ sung thêm 01 thành viên đồng thời tăng vốn điều lệ công ty lên 30 tỷ.

Tuy nhiên Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh X yêu cầu phải Chứng minh được số vốn Đã góp THÊM vào công ty như: tiền, máy móc, phương tiện… (đã góp vào Công ty) hoặc đã có trong tài khoản ngân hàng của Công ty tương đương 20 tỷ đồng.

Vậy cho tôi hỏi việc Chứng minh vốn bổ sung này có bắt buộc không ?

Trả lời:

Trường hợp của bạn là Công ty TNHH với hai thành viên, căn cứ khoản 1, điều 45 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Trường hợp tiếp nhận thành viên mới, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dânhoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cánhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với thành viên là cá nhân; giá trị vốn góp và phần vốn góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng và giá trị của từng loại tài sản góp vốn của các thành viên mới;

c) Phần vốn góp đã thay đổi của các thành viên sau khi tiếp nhận thành viên mới;

d)Vốn điều lệ của công tysau khi tiếp nhận thành viên mới;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Kèm theo Thông báo phải có:

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới;

– Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty;

– Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên là tổ chức hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của thành viên là cá nhân;

Quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Như vậy, việc chưng minh vốn bổ sung bằng các giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty là bắt buộc theo pháp luật. Ngoài ra thông báo tiếp nhận thành viên mới của công ty cần có đầy đủ nội dung theo khoản 1 điều 45 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.

Hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật CT TNHH 2 thành viên

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì khi công ty TNHH thay đổi người đại diện theo pháp luật thì hồ sơ cần nộp phải bao gồm:

+ Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty;

+ Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp;

+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người thay thế làm đại diện theo pháp luật:

Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

+ Văn bản ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ; Bản sa có chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139