Giấy phép lưu hành sản phẩm là loại giấy phép bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức khi muốn sản xuất, buôn bán sản phẩm hàng hóa, nhằm mục đích cho hàng hóa lưu hành một cách tự do trên thị trường.
Để giúp các cá nhân, tổ chức hiểu rõ về các quy định pháp luật hiện hành về việc Xin Giấy phép lưu hành sản phẩm cũng như thắc mắc về sản phẩm nào cần đăng ký lưu hành? Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh xin giới thiệu bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp luật
Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
Giấy phép lưu hành sản phẩm là gì?
Giấy phép lưu hành sản phẩm hay còn gọi là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
CFS bao gồm cả các giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của CFS và các loại giấy chứng nhận có nội dung tương tự.
CFS có hiệu lực 02 (hai) năm, kể từ ngày cấp và không quá thời hạn hiệu lực của Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Điều kiện để sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS
Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
Được xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cấp CFS (nếu nước nhập khẩu có quy định).
Công bố lưu hành sản phẩm (công bố chất lượng sản phẩm là gì)
Để sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước được lưu hành và kinh doanh trong lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện công bố lưu hành sản phẩm.
Đồng thời đây cũng là một trong thủ tục phải thực hiện, bản công bố lưu hành sản phẩm là giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ xin giấy phép lưu hành sản phẩm.
Vậy công bố lưu hành sản phẩm hay công bố chất lượng sản phẩm là gì? Công bố chất lượng sản phẩm là việc các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam.
Tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Sau khi xác định xem sản phẩm mình sản xuất, nhập khẩu có thuộc trường hợp phải đăng ký bản công bố sản phẩm không, doanh nghiệp sẽ đi đến chuẩn bị hồ sơ cũng như trình tự, thủ tục đế tiến hành đăng ký bản công bố sản phẩm.
Các loại tài liệu cần phải có trong hồ sơ đăng ký được quy định tại Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Có hai loại hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm, bao gồm hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước.
Tiếp theo, tổ chức cá nhân đó sẽ nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà doanh nghiệp muốn công bố chất lượng, thẩm quyền của cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ khác nhau.
Bộ Y tế có thẩm quyền đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Hoặc cũng có thể là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
Thời hạn thẩm định hồ sơ là trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký. Nếu không đồng ý với các tài liệu có trong hồ sơ thì có quyền yêu cầu người nộp đơn sửa chữa. rong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời.
Phí xin giấy phép lưu hành sản phẩm
Việc xin giấy phép lưu hành sản phẩm phải chịu một khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phí xin giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với thực phẩm xuất khẩu là 1.000.000 đồng/ 1 lần/ 1 giấy chứng nhận.
Dịch vụ xin giấy phép lưu hành sản phẩm trọn gói
Thay vì tự mình thực hiện hoạt động việc xin giấy phép lưu hành sản phẩm thì doanh nghiệp có thể lựa chọn thuê dịch vụ xin giấy phép lưu hành sản phẩm trọn gói của các doanh nghiệp chuyên môn về lĩnh vực này.
Một số lợi ích có thể kể đến như: Doanh nghiệp sẽ được tư vấn toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi sản phẩm cũng như được hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị các tài liệu pháp lý, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ, chính xác nhất.
Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nhân lực mà vẫn đạt được kết quả cao.
Thẩm quyền cấp, quản lý giấy phép lưu hành sản phẩm
Thẩm quyền cấp và quản lý giấy phép lưu hành sản phẩm được phân theo loại sản phẩm. Cụ thể như sau:
Bộ Y tế: Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Thuốc, mỹ phẩm; Trang thiết bị y tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giống cây trồng, giống vật nuôi; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản.
Bộ Giao thông vận tải: Các loại phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải.
Bộ Xây dựng: Vật liệu xây dựng.
Bộ Công Thương: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan nêu tại Phụ lục này.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
Bộ Thông tin và Truyền thông: Sản phẩm báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; Thiết bị viễn thông; Sản phẩm, bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin; Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên, khoáng sản; Đo đạc bản đồ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên; Thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Ấn phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật; Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng.
Bộ Quốc phòng: Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
Bộ Công an: Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lưu hành sản phẩm
Đơn đề nghị cấp CFS theo mẫu
Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lưu hành sản phẩm
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan thẩm quyền cấp CFS
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS cho cơ quan thẩm quyền cấp CFS. Hình thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: trả lại hồ sơ, ra thông báo nêu rõ lý do và hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Bước 4: Xử lý hồ sơ:
– Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS sẽ cấp Giấy chứng nhận CFS
– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá không đáp ứng điều kiện để cấp CFS cơ quan thẩm quyền cấp CFS ra thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ lý do về việc không cấp CFS cho các sản phẩm đã đề nghị cấp CFS.
Bước 5: Nhận kết quả
Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ xin giấy phép lưu hành sản phẩm uy tín
Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam, Luật Trần và Liên Danh luôn khẳng định vị thế của mình trong dịch vụ giấy phép doanh nghiệp nói chung và giấy phép lưu hành sản phẩm nói riêng.
Chúng tôi tự hào đã và đang xin giấy phép cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước, chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất.
Quy trình thực hiện dịch vụ làm giấy phép lưu hành tự do của Luật Trần và Liên Danh được tiến hành như sau:
Tư vấn quy định, điều kiện cấp giấy phép lưu hành sản phẩm cho hàng hóa xuất khẩu
Tư vấn các trường hợp được cấp lại giấy phép lưu hành sản phẩm
Tư vấn hồ sơ xin cấp giấy phép lưu hành tự do cfs cho sản phẩm xuất khẩu
Tư vấn các vấn đề liên quan khác
Tiến hành soạn hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa xuất khẩu
Đại diện Quý doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy lưu hành sản phẩm tại cơ quan chức năng
Theo dõi hồ sơ và thông báo tình hình, kết quả hồ sơ đã nộp đến Quý doanh nghiệp
Đại diện nhận giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm và giao cho Quý doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ… hãy liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được giải đáp tốt nhất.