Phí dịch vụ quyết toán thuế tncn

phí dịch vụ quyết toán thuế tncn

Quyết toán thuế TNCN là báo cáo mà rất nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến nhưng thực ra đây cũng là báo cáo liên quan mật thiết đến một khoản chi phí khá cao cho doanh nghiệp. Lương thanh toán cho nhân viên là chi phí quan trọng trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua Quyết toán thuế TNCN. Đây cũng là một trong những báo cáo bắt buộc phải nộp vào cuối mỗi năm tài chính theo quy định của cơ quan thuế.

Quyết toán thuế TNCN là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa hiểu rõ, người lao động vẫn còn nhiều mơ hồ. Do đó nhiều doanh nghiệp vô tình nộp các khoản thuế không cần đóng, người lao động theo đó cũng bị trừ đi một phần thu nhập của mình mà không hiểu rõ nguyên nhân. Vô hình chung đã tạo nên khoảng cách và mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, những mâu thuẫn này theo thời gian sẽ dẫn đến những việc bất lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động. Vậy hiện nay phí dịch vụ quyết toán thuế tncn là bao nhiêu?

Xác định đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm.

Cá nhân có số thuế nộp thừa có đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Cá nnhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.

Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

Xác định thời hạn nộp hồ sơ quyết toán

Cá nhân có số thuế phải nộp thêm thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2019 chậm nhất là ngày 30/03/2020.

Cá nhân có số thuế nộp thừa, yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo thì cá nhân có thể nộp hồ sơ bất cứ thời điểm nào kể từ ngày kết thúc năm tính thuế.

Điều kiện cá nhân được ủy quyền quyết toán cho tổ chức

Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại tổ chức đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp cá nhân làm việc không đủ 12 tháng trong năm tại tổ chức, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ đủ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

Trường hợp tổ chức trả thu nhập thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp, nếu trong năm người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi nào khác thì được ủy quyền quyết toán cho tổ chức mới quyết toán thuế thay, tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động để tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và QTT TNCN thay cho người lao động.

Trường hợp điều chuyển người lao động giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ – con, Trụ sở chính và chi nhánh thì cũng được áp dụng nguyên tắc ủy quyền QTT như đối với trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp.

Xác định nộp hồ sơ quyết toán thuế

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế trong nămthì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trong năm.

Cá nhân đang tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập đó.

Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức trả thu nhập cuối cùng.

Cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) bao gồm:

Cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân.

Cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất kỳ tổ chức trả thu nhập nào.

Cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10%.

Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức trả thu nhập nào.

Trường hợp cá nhân cư trú tại nhiều nơi và thuộc diện quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú thì cá nhân lựa chọn một nơi cư trú để quyết toán thuế.

Cần chuẩn bị hồ sơ nào để quyết toán thuế TNCN?

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC bao gồm:

Đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công

+ Tờ khai thuyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/QTT-TNCN.

+ Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần theo mẫu số 05-1/BK-QTT-TNCN.

+ Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần theo mẫu số 05-2/BK-QTT-TNCN.

+ Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 05-3/BK-QTT-TNCN.

Đối với người nộp thuế là cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế

+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 80).

+ Phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80.

+ Bản sao các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có).

Nếu tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức này đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế sẽ căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.

+ Bản sao Giấy chứng nhận khấu trừ thuế (ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào) do cơ quan trả thu nhập cấp hoặc Bản sao chứng từ ngân hàng đối với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế trong trường hợp theo quy định của luật pháp nước ngoài, cơ quan thuế nước ngoài không cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp.

+ Bản sao các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có).

+ Tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài trong trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài.

Phí dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2020

Cá nhân có 1 nguồn thu nhập – 2.000.000 đồng

Cá nhân có 2 nguồn thu nhập – 3 .000.000 đồng

Cá nhân có 3 nguồn thu nhập – 4.000.000 đồng

Cá nhân có từ 4 nguồn thu nhập trở lên – Từ 5.000.000 đồng trở lên

Sau khi nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN, cơ quan thuế kiểm tra, thấy còn sót thu nhập ở các công ty khác chưa khai thuế, phí bổ sung, nộp lại hồ sơ là 1 triệu/lần bổ sung.

Các cá nhân thuộc đối tượng nộp QT TNCN ở Hà Nội, Chúng tôi sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế. Nếu cá nhân ở các tỉnh thành phố khác, sau khi hồ sơ được cơ quan thuế chấp nhận online, cá nhân tự nộp hồ sơ cho cơ quan thuế đó.

phí dịch vụ quyết toán thuế tncn
phí dịch vụ quyết toán thuế tncn

 Mức phạt chậm quyết toán thuế TNCN năm 2022

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt khi chậm khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN năm 2022 tùy thuộc vào số ngày quá thời hạn, cụ thể như sau:

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

1

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt cảnh cáo

2

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp 1

Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng

3

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

Phạt tiền từ 5-8 triệu đồng

4

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

Phạt tiền từ 8-15 triệu đồng

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

5

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 11,5 triệu đồng.

Phạt tiền từ 15-25 triệu đồng

Lưu ý: Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn (theo Công văn 636/TCT-DNNCN ngày 12/3/2021).

Ngoài mức phạt tiền nêu trên, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

– Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi vi phạm: không nộp hồ sơ khai thuế và không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mức phạt khi chậm nộp tiền phạt vi phạm

Khi bị phạt chậm khai, nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN nêu tại mục 1, người nộp thuế có nghĩa vụ nộp tiền phạt theo đúng thời hạn quy định. Trường hợp chậm nộp tiền phạt sẽ bị tính thêm tiền chậm nộp theo Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể:

– Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

– Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, nếu chậm nộp tiền phạt, người nộp thuế còn bị phạt một khoản tiền chậm nộp được tính như sau:

Tiền chậm nộp 01 ngày = 0,05% x Số tiền chậm nộp

Các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền phạt:

– Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền;

– Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn tiền phạt;

– Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về phí dịch vụ quyết toán thuế tncn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139