Phạt cho vay nặng lãi

phạt cho vay nặng lãi

Hiện nay, vấn nạn cho vay nặng lãi đã không còn xa lạ và xảy ra vô cùng phổ phổ biến. Để ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, Nhà nước đã có một số quy định để xử lý hành vi vi phạm này.

Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh xin cung cấp một số nội dung về tội phạm này và khung hình phạt cho vay nặng lãi như sau:

Lãi suất trong hợp đồng vay dân sự

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn như trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, lãi suất giới hạn là lãi suất cao nhất trong Bộ luật Dân sự. Lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm (tức 1,67%/tháng) của khoản tiền vay.

Tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật Hình sự

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

  1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

  2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 201 BLHS năm 2015 bổ sung cụm từ “trong giao dịch dân sự” vào tên tội danh; cụ thể hóa các dấu hiệu định tội, định khung hình phạt, thứ ba, lượng hóa mức phạt tiền nhằm thuận tiện cho việc áp dụng.

Theo quy định tại Điều này, người phạm tội này chỉ trong phạm vi giao dịch dân sự, nghĩa là giữa người phạm tội và nạn nhân có việc vay mượn thông qua hợp đồng.

Điều này để phân biệt với các trường hợp giữa các bên không có quan hệ vay mượn nhưng người phạm tội đã dùng thủ đoạn để ép buộc nạn nhân ký giấy vay tiền hoặc ký xác nhận trả lãi khoản vay trước đó, thì đây là hành vi chiếm đoạt chứ không nguyên nghĩa là hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nữa.

Các yếu tố cấu thành tội phạm:

Về chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội cho vay nặng lãi không phải là chủ thể thường. Cho nên bất cứ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi thì đều phải chịu trách nhiệm về tội này.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm đến, và quan hệ xã hội mà tội cho vay nặng lại xâm phạm ở đây là trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.

Ngoài ra cho vay nặng lãi có thể là nguyên nhân dẫn đến xâm phạm trật tự an toàn, an ninh khi có hành vi siết nợ diễn ra trên thực tế.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Khi xét đến mặt chủ quan của tội phạm, người ta xét đến yếu tố lỗi của người phạm tội, đối với tội cho vay nặng lãi, lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý, tức là biết rõ hành vi cho vay lãi xuất cao của mình là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thực hiện vì lợi nhuận bất chính kiếm được là rất cao.

Mặt khách quan tội phạm:

+ Về hành vi: hành vi khách quan của tội này là hành vi cho người khác vay tiền, nhưng là cho vay với mức lãi xuất cao gấp 05 lần mức lại suất cao nhất trong hợp đồng dân sự.

Việc cho vay này có thể được lập thành hợp đồng hoặc không, do tính chất trái pháp luật của hành vi nay, nên rất ít khi bên cho vay và bên vay có lập một hợp đồng vay ghi mức lãi suất rõ ràng mà thường chỉ là hai bên thỏa thuận bằng miệng với nhau.

Bên cho vay thường dùng thủ đoạn lợi dụng lúc người vay đang gặp khó khăn về tài chính, có thể là do tai nạn, ốm đau, hoặc khó khăn đột xuất, cần gấp một khoản tiền lớn, họ sẽ áp dụng hình thức cho vay nóng, quảng cáo thủ tục đơn giản, giải ngân dễ dàng so với vay ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hoạt động chính thống để người vay phải vay với lãi suất cao.

+ Hậu quả: gây ra thiệt hại về vật chất đối với người đi vay do phải trả một khoản lãi quá cao so với quy định. Và đôi khi là còn kèm theo cả tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, do trên thực tế, không phải ai vay nặng lãi cũng có khả năng trả nợ, mà nhắc đến vay nặng lãi thì người ta cũng đồng thời nghĩ đến siết nợ xã hội đen, do đó thiệt hại xảy ra không chỉ là đối với người đi vay mà còn ảnh hưởng tới cả trật tự an ninh xã hội.

Khung hình phạt cho vay nặng lãi

Điều 201 Bộ luật Hình sự quy định mức phạt với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:

– Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm với tội cho vay nặng lãi như trên.

–  Phạt tiền từ 200 triệu – 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, hành vi cho vay nặng lãi có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo lãi suất, số tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội cho vay nặng lãi nhận được. Người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Văn bản hướng dẫn về việc thu lợi bất chính số tiền cho vay nặng lãi:

Trước câu hỏi “Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi thu được từ việc cho vay hay là khoản tiền lãi thu được sau khi trừ đi tiền lãi theo quy định của Bộ luật Dân sự?”, Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS thì: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay…”. Do đó, khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của BLDS

Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của BLHS.

Hướng dẫn áp dụng Điều 201 BLHS về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự (BLHS) và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

Điều 3, 4, 5 Nghị quyết này quy định nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; việc xác định tư cách tố tụng của người vay và xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm. Theo đó:

Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

– Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

– Xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính.

– Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.

Việc xác định tư cách tố tụng của người vay: Trong vụ án hình sự, người cho vay bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 BLHS thì người vay tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm:

– Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:

+ Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;

+ Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay;

+ Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.

– Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng hướng dẫn xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự; truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể.

Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày 24/12/2021 theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trên đây là một số nội dung về mức hình phạt cho vay nặng lãi điều 201 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về nội dung này, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139