Mở quầy thuốc ở nông thôn

mở quầy thuốc ở nông thôn

Bạn muốn mở quầy thuốc ở nông thôn nhưng chưa biết thủ tục cần thiết như thế nào? Chi phí cần bao nhiêu, nhập hàng ở đâu, làm sao để kinh doanh có lợi nhuận? Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay trong bài viết sau để nắm được một số thông tin cần thiết về thủ tục này nhé.

Điều kiện mở quầy thuốc ở nông thôn

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 33 Luật Dược 2016, quầy thuốc cần phải đáp ứng những điều kiện sau để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược:

– Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật;

– Đáp ứng điều kiện về nhân sự.

Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật

Điều kiện về nhân sự

1. Xây dựng và thiết kế

– Địa điểm cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;

– Được tách biệt với các hoạt động khác;

– Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

2. Diện tích

– Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2, phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;

– Phải bố trí thêm khu vực cho những hoạt động khác như:
+ Khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh;
+ Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần);
+ Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho người mua thuốc/bệnh nhân.

– Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc; phải có biển hiệu khu vực ghi rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc”.

Trường hợp quầy thuốc có bố trí phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc:

– Phòng phải có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ vệ sinh lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng;

– Có chỗ rửa tay, rửa và bảo quản bao bì đựng;

 

1. Người phụ trách chuyên môn tối thiểu có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược, phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.

2. Quầy thuốc có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.

3. Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc phải có bằng cấp chuyên môn và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao, trong đó:

– Người trực tiếp bán lẻ thuốc phải có văn bằng chuyên môn dược từ sơ cấp dược trở lên.

– Nhân viên cung cấp thông tin cho người mua thuốc độc, thuốc kê đơn phải là người phụ trách chuyên môn hoặc người có văn bằng chuyên môn dược từ trung cấp ngành dược trở lên.

4. Tất cả các nhân viên thuộc trường hợp quy định trên phải không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược.

5. Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục về Thực hành tốt bán lẻ thuốc.

Lưu ý: Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Cụ thể nội dung thực hành các chuyên môn sau: Bán buôn, bán lẻ thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;

Hồ sơ mở quầy thuốc

Đối với quầy thuốc điều kiện trên được quy định cụ thể tại Phụ lục I-1b Thông tư 02/2018/TT-BYT như sau:

Để mở quầy thuốc, bạn cần có những giấy tờ sau:

Bằng cấp chuyên môn ngành Dược (bằng Trung cấp Dược, Cao đẳng Dược, Đại học Dược)

Chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm (GPP).

Chi phí mở quầy thuốc ở nông thôn

Bên cạnh vấn đề pháp lý, tiền vốn cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng. Để tính toán được số vốn cần thiết để mở quầy thuốc, bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho các hạng mục, cụ thể các khoản chi phí cần thiết để mở quầy thuốc như sau:

Chi phí mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng ở nông thôn thường không quá đắt đỏ như ở thành phố. Tuy nhiên, để có được mức giá thuê tốt nhất, bạn nên tham khảo giá thuê mặt bằng ở khu vực mình định kinh doanh trước.

Chi phí trang thiết bị, cơ sở vật chất: Cụ thể bạn cần trang bị các dụng cụ y tế và các thiết bị cần thiết cho nhà thuốc như tủ thuốc, khay đựng thuốc, điều hòa…

Chi phí nhập hàng hóa: Đây là khoản chi phí quan trọng khi mở quầy thuốc. Đối với những người chưa có kinh nghiệm thì đây có lẽ là điều khiến bạn đau đầu nhất. Theo chia sẻ của Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, nếu bạn chỉ có một số vốn tương đối, tốt nhất ban đầu bạn chỉ nên nhập những mặt hàng loại hàng được dùng nhiều, phổ biến nên cần nhập về bán để đáp ứng nhu cầu.

Chi phí thuê nhân viên: Nếu quầy thuốc của bạn có quy mô nhỏ thì có lẽ chưa cần đầu tư khoản này, bạn có thể tự đứng bán thuốc. Nếu quy mô lớn hơn thì bạn có thể thuê người hỗ trợ.

Ngoài ra bạn nên chuẩn bị một khoản dự trù cho chi phí phát sinh khác.

mở quầy thuốc ở nông thôn
mở quầy thuốc ở nông thôn

Những chi phí cần trả khi mở quầy thuốc Tây ở nông thôn

Mở quầy thuốc kinh doanh là mong muốn của rất nhiều Dược sĩ trẻ. Tuy nhiên, vấn đề về kinh tế, vốn liếng đã từng khiến không ít cá nhân có ý định mở nhà thuốc riêng phiền toái. Theo đó, nếu bạn mở quầy thuốc ở nông thôn bạn sẽ phải chi trẻ các khoản sau đây:

Chi phí mặt bằng: Nếu mở nhà thuốc ở khu vực nông thôn, thường khoảng chi phí này sẽ không quá đắt đỏ.

Tuy nhiên, để có được mức giá thuê tốt nhất, mọi người nên tham khảo giá thuê mặt bằng ở khu vực mình định kinh doanh trước.

Chi phí trang thiết bị, cơ sở vật chất: trong đó gồm dụng cụ y tế và các thiết bị cần thiết cho nhà thuốc (Tủ thuốc, khay đựng thuốc, vật dụng hỗ trợ….)

Chi phí nhập hàng hóa: Nếu bạn chưa có kinh nghiệm mở nhà thuốc, chắc hẳn đây là điều khiến bạn đau đầu nhất.

Thông thường, khoản chi phí để nhập hàng hóa sẽ khá cao. Nếu bạn chỉ có một số vốn tương đối, tốt nhất ban đầu bạn chỉ nên nhập những mặt hàng loại hàng được dùng nhiều, phổ biến nên cần nhập về bán để đáp ứng nhu cầu, cũng như để hạn chế phần nào chi phí đầu tư nhé!

Ngoài ra, nếu nhà thuốc định mở có quy mô nhỏ, thì có lẽ sẽ không cần đầu tư về chi phí này. Tuy nhiên, nếu quy mô vừa và lớn, các nhà thuốc vẫn thường thuê nhân viên hỗ trợ.

Thông thường, mức chi phí để mở 1 cửa hàng thuốc, 1 quầy thuốc trung bình ở quê sẽ giao động từ 100 đến 200 triệu đồng. Tùy thuộc vào quy mô cũng như vị trí chọn kinh doanh, mà mức chi phí này sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, nếu mọi người chọn mở quầy thuốc ở khu vực nông thôn thì mức chi phí sẽ cũng giảm đi đáng kể.

Quyền của cơ sở kinh doanh thuốc

– Các quyền chung của cơ sở kinh doanh thuốc, được quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 42 của Luật này. Cụ thể như sau:

Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ Điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật này;

Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;

Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

Theo đó quầy thuốc có các quyền cơ bản như các cơ sở kinh doanh thuốc khác là: thực hiện hoạt động kinh doanh; hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và tổ chức bán lẻ lưu động tại các vùng khó khăn (quy định tại Mục 3, Chương II, Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược)

Đồng thời, quầy bán thuốc lẻ có quyền:

Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin; trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Luật này.

Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Tham gia cấp phát thuốc của bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu và Điều kiện của bảo hiểm, chương trình, dự án đó.

Các điểm vừa nêu trích trong Khoản 1, Điều 48, Luật dược 2016.

Nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh thuốc

Được quy định tại, Khoản 2, Điều 42, giống như các đối tượng là cơ sở kinh doanh dược khác.

Khái quát các nghĩa vụ đó là: Có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược; Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở;

Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa; Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;

Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở; Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược; Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược;

Tuân thủ quy định trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ; Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam; Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan về thuốc;

Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng Điều kiện trên nhãn; Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc;

Chỉ bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.

Ngoài ra, không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.

Bí quyết mở quầy thuốc ở nông thôn thành công

Ngoài điều kiện về pháp lý và cả chi phí, thì để kinh doanh nhà thuốc ở nông thôn thành công. Quý vị nhất định phải lưu ý những “bí kiếp” sau đây nhé:

Chọn vị trí “đắt địa”: Nông thôn là khu vực dân cư khá thưa thớt, việc tiếp cận khách hàng cũng khá hạn chế. Do đó, quý vị nhất định phải chọn cho mình 1 địa điểm tiếp cận khách hiệu quả nhất.

Tốt nhất là những nơi đông dân cư, gần trường học, bệnh viện hay chợ…

“Chiều lòng” khách hàng: Người ta hay nói “tiếng lành đồn xa”. Đặc biệt là đối với các đơn vị kinh doanh nhà thuốc khu vực nông thôn.

Chỉ cần thuốc của quý vị tốt, chăm sóc khách hàng chu đáo, chắc chắn người ta sẽ rỉ tai nhau tìm đến quầy thuốc của quý vị đấy.

Chọn nguồn thuốc tốt: Đây chắc hẳn là điều khó khăn khi mở nhà thuốc. Chọn lựa được nguồn hàng tốt chính là đường đi ngắn nhất, giúp quầy thuốc của quý vị tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Trên đây là một số điều cần lưu ý khi mở quầy thuốc ở nông thôn. Nếu bạn đang có ý định mở quầy thuốc nhưng chưa nắm được quy trình thủ tục mở quầy thuốc, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139