Mẫu hợp đồng mua sắm hàng hóa

mẫu hợp đồng mua sắm hàng hóa

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng được sử dụng trong các trường hợp như mua bán hàng hóa, giao dịch dân sự, mua sắm hàng hóa được áp dụng trong hình thức đấu thầu.

Vậy Luật đấu thầu 2013 đã quy định như thế nào về hợp đồng mua sắp hàng hóa, nó được áp dụng cho hình thức đấu thầu nào? Dưới đây là bài viết tham khảo của Luật Trần và Liên Danh về các loại mẫu hợp đồng mua sắm hàng hóa.

Hợp đồng mua sắm hàng hóa

Do không rõ bạn hỏi các loại mẫu này đối với hình thức đấu thầu nào nên tùy từng trường hợp mà mẫu lại có sự khác nhau. Đối với hình thức mua sắm hàng hóa:

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BKHDT về hợp đồng:

Loại hợp đồng áp dụng chủ yếu cho gói thầu mua sắm hàng hóa là hợp đồng trọn gói. Trường hợp hàng hóa có tính đặc thù, phức tạp, quy mô lớn và thời gian thực hiện hợp đồng trên 18 tháng thì có thể áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

Khi áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hồ sơ mời thầu phải quy định rõ công thức điều chỉnh giá; trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp có thay đổi về đơn giá và cần phải điều chỉnh giá hợp đồng thì nhà thầu phải chứng minh được các yếu tố dẫn đến sự thay đổi về đơn giá đó.

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm Mẫu hợp đồng và quy định chi tiết các điều, khoản của hợp đồng để nhà thầu làm cơ sở chào thầu và để các bên làm cơ sở thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư, bên mời thầu với nhà thầu phải tuân thủ theo Mẫu hợp đồng, các điều kiện hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu và các hiệu chỉnh, bổ sung do nhà thầu đề xuất được chủ đầu tư chấp thuận trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng bảo đảm không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Đối với hợp đồng mua sắm hàng hóa thì bạn có thể sử dụng loại hợp đồng trọn gói (theo mẫu số 19 ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BKHDT), biên bản thương thảo hợp đồng cũng theo mẫu này.

Mẫu Hợp đồng mua sắm hàng hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Hợp đồng số: ……../2020/HĐMB

– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).

Hôm nay, ngày……..tháng……..năm……..

Tại địa điểm: ……………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Bên A:

Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………….

Tài khoản số:…………………………………………………………………………………………….

Mở tại ngân hàng:………………………………………………………………………………………

Đại diện là Ông (bà):………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….

Giấy ủy quyền số:………………………(nếu có) ngày………………………………………….

Do …………………………….Chức vụ…………………………………..ký.

Bên B:

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………….

Tài khoản số:……………………………………………………………………………………………

Mở tại ngân hàng:…………………………………………………………………………………….

Đại diện là Ông (bà):………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………..

Giấy ủy quyền số:…………………………(nếu có) ngày……………………………………..

Do ………………………………Chức vụ…………………………ký.

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:

Bên A bán cho bên B:

STT

Tên hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng: ……………………………………………………………………………………………………..

Tổng trị giá (bằng chữ): ……………………………………………………………………………

Điều 2: Chất lượng và quy cách hàng hóa:

Chất lượng mặt hàng …………………………… được quy định theo………………………

Điều 3: Bao bì và ký mã hiệu:

  1. Bao bì làm bằng:…………………………………………………………………………………..
  2. Quy cách bao bì:……………………… cỡ………….. kích thước:…………………………
  3. Cách đóng gói: …………………………………………………………………………………….

Trọng lượng cả bì: …………………………………………………………………………………..

Trọng lượng tịnh: ……………………………………………………………………………………

Điều 5: Phương thức giao nhận

  1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
  2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …………………………chịu.
  3. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc……………………………..)
  4. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là………… đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
  5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).

Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

  1. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:

– Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;

mẫu hợp đồng mua sắm hàng hóa
mẫu hợp đồng mua sắm hàng hóa

– Giấy chứng minh nhân dân.

Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa

  1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng cho bên mua trong thời gian là ……………………………tháng.
  2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

Điều 7: Phương thức thanh toán

Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức…………………………. trong thời gian………….

Điều 8: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng

  1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới…………….. % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 8%).
  2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành …

Mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

  1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
  2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.

Điều 10: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …………………… đến ngày …………………….

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày.

Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành………. bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ …………. bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ
Ký tên, đóng dấu

ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ
Ký tên, đóng dấu

Thương thảo hợp đồng

Cũng tại quy định của Thông 05/2015/TT-BKHDT việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên các cơ sở sau đây:

Thứ nhất, phải có Báo cáo đánh giá hồ sơ sự thầu;

Thứ hai, hồ sơ dự thầu và các tài liệu khác để làm rõ hồ sơ dự của nhà thầu;

Thứ ba là hồ sơ mời thầu, Bên mời thầu phải mở công khai và đọc to, rõ các thông tin của tất cả hợp đồng dự thầu đã nhận được trước thời điểm đóng thầu.

Xét về nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

– Không được tiến hành thương thảo hợp đồng đối với các nội dung nhà thầu đã chào thầu theo nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện hạng mục công việc, khối lượng mời thầu nêu trong phạm vi và tiến độ cung cấp hàng hóa được Bên mời thầu đưa vào hồ sơ mười thầu và phải bao gồm mô tả về các hàng hóa sẽ được cung cấp cũng như tiến độ cung cấp thiếu so với hồ sơ thiết kế thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào;

Trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;

– Khi thương thảo hợp đồng đối với phần sai lệch thiếu, trường hợp trong hợp đồng dự thầu của nhà thầu không có đơn giá tương ứng với phần sai lệch thì phải lấy mức đơn giá dự thầu thấp nhất trong số các hợp đồng dự thầu của nhà thầu khác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc lấy mức đơn giá trong dự toán được duyệt nếu chỉ có duy nhất nhà thầu này vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở thương thảo đối với sai lệch thiếu đó.

Nội dung thương thảo hợp đồng:

– Bên mười thầu sẽ thương thảo khi xét thấy nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

– Thương thảo khi nhận thấy về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu, bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;

– Bên mười thầu thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu với mục đích hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

– Trong quá trình bên mời thầu thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi cung cấp, bảng giá, tiến độ cung cấp.

– Trường hợp bên mười thầu thương thảo không thành công thì báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định pháp luật.

Bên mời thầu sẽ ra thông báo hủy thầu khi nhận thấy: tất cả các hợp đồng dự thầu đều không đủ điều kiện đáp ứng được các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

Trong hồ sơ mời thầu có những thay đổi  về mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu; bên mời thầu xét thấy hồ sơ mời thầu của mình không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án và có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về hồ sơ đăng ký nội quy công ty. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua Hotline chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139