Mẫu Giấy giới thiệu

giay gioi thieu

Mẫu giấy giới thiệu thường được sử dụng khi cá nhân/tổ chức cử người khác đi giải quyết công việc. Mặc dù mỗi đơn vị sẽ có 1 mẫu giấy giới thiệu riêng nhưng mẫu giấy giới thiệu mà chúng tôi trình bày dưới đây là mẫu thông dụng và thường được sử dụng nhất.

Giấy giới thiệu là gì ?

Giấy giới thiệu là một văn bản do một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (công ty) phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên đại diện công ty, cán bộ công chức, viên chức đại diện cho tổ chức đơn vị hoặc các trường hợp khác liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức được giới thiệu nhằm thực hiện các công việc cụ thể theo nội dung được ghi nhận trong giới thiệu.

Như vậy, người được giới thiệu là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giới thiệu. Họ có quyền thay mặt làm việc, ký kết các văn bản liên quan đến các nội dung được giới thiệu nhân danh tổ chức hoặc đơn vị giới thiệu.

Ví dụ: Công ty A tham gia dự án xã hội học nhằm khảo sát, đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân trước, trong và sau khi xây dựng dự án thủy điện B tại tỉnh C.

Đối tượng nghiên cứu của dự án khá rộng, có thể phải làm việc với các cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện hoặc người dân để khảo sát bằng các bảng hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về vấn đề này. Công ty A có thể phát hành giấy giới thiệu để nhân viên liên hệ với các cơ quan chức năng hoặc làm việc trực tiếp với người dân để được sự hỗ trợ của chính quyền trong việc tiếp nhận hoặc thu thập thông tin về dự án khảo sát này.

Giấy giới thiệu khác biệt như thế nào so với giấy ủy quyền?

Nội hàm của hai khái niệm này có những điểm tương đồng nhưng nó có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Thứ nhất, giấy giới thiệu thường được sử dụng với mục đích liên hệ, đại diện cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp để làm việc, làm rõ, thực thi một công việc cụ thể. Trong khi đó giấy ủy quyền được sử dụng trong trường hợp bên ủy quyền trao quyền thực hiện (quyền của chính mình) cho người được ủy quyền thay mặt mình để thực hiện một công việc cụ thể. Người được ủy quyền có thể nhân danh người ủy quyền để thực hiện công việc trong phạm vi công việc đã được ủy quyền.

Thứ hai, dưới góc độ pháp lý giấy giới thiệu có tính pháp lý thấp hơn giấy ủy quyền. Bởi lẽ: Theo giấy ủy quyền thì người được ủy quyền có quyền dùng mọi biện pháp hợp pháp để thực hiện công việc được ủy quyền. Trong đó, người được ủy quyền có thể thay mặt để khởi kiện, tố cáo, giải trình, thực hiện các công việc khác một cách hợp pháp, không trái luật. Còn người được giới thiệu chỉ thực hiện các phạm vi nhỏ hoặc chung chung hơn như tiếp nhận thông tin, làm rõ thông tin không thể thay mặt bên giới thiệu để quyết định vấn đề trong nội dung giới thiệu.

Thứ ba, giấy giới thiệu là văn bản mang tính đối ngoại (chào hỏi, trao đổi, tương tác) của tổ chức, đơn vị hoặc công ty, còn giấy ủy quyền là một văn bản mang tính pháp lý được đại diện, thay mặt, thực hiện, đưa ra phương án bảo vệ người được ủy quyền (Ví dụ trường hợp uy quyền cho luật sư) trong một phạm vi ủy quyền rộng lớn hơn nhiều. Tức là, người được ủy quyền có thể chủ động đưa ra quyết định, còn người giới thiệu bản chất là người làm theo hướng dẫn. Trách nhiệm củ người được ủy quyền cũng cao hơn trách nhiệm pháp lý của người được giới thiệu trong một số trường hợp cụ thể.

Vai trò, mục đích sử dụng của Mẫu Giấy giới thiệu là gì ?

Giấy giới thiệu có các vai trò chính như sau:

+ Gúp tránh trường hợp giả mạo, mạo danh hoặc gây nhầm lẫn đối với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được giới thiệu.

+ Giúp các bên làm việc với đúng người có thẩm quyền hoặc có chuyên môn xử lý vấn đề đang gặp phái;

+ Giúp bên được giới thiệu tin tưởng và qua đó nhận được sự hỗ trợ hiệu quả trong thời gian làm việc;

+ Giấy giới thiệu là một tài liệu pháp lý quan trọng để giải trình các vấn đề khác liên quan khi xảy ra các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn của các bên.

Ý nghĩa của giấy giới thiệu là gì ?

Giấy giới thiệu (thư giới thiệu) bản chất là một văn bản cung cấp các thông tin cần thiết và cơ bản cho bên được giới thiệu. Thông qua giấy giới thiệu các bên có thể rút ngắn được thời gian tìm hiểu, thông tin về đối tác, đối phương. Do vậy, trước khi giới thiệu các đơn vị, tổ chức, cá nhân thường phải trao đổi qua điện thoại, thư điện tử hoặc các phương thức khác để làm rõ về vấn đề cần làm, cần giải quyết để người được giới thiệu có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, còn đơn vị tiếp nhận người đến giải quyết hiểu rõ về đề, yêu cầu, mong muốn của bên được giới thiệu.

Trong nhiều trường hợp, không có giấy giới thiệu thì bên khách hàng, đối tác, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thể từ chối làm việc vì không rõ các thông tin của người được giới thiệu.

Ví dụ: Công ty A muốn làm việc với UBND xã X (hoặc Tổ chức X) về việc ghi nhận thông tin hoặc xác minh thông tin liên quan đến nhu cầu từ thiện tại địa phương. Trong trường hợp này, công ty A cần phải có giấy giới thiệu cho người được giới thiệu đến làm việc với UBND xa X. Trong trường hợp đến làm việc mà không có giấy giới thiệu thì UBND xã X có quyền từ chối không làm việc/không tiếp người đại diện của Công ty A.

Cách viết giấy giới thiệu theo quy định pháp luật ?

Như đã phân tích ở trên, mẫu giới thiệu là tài liệu dưới dạng văn bản do công ty, tổ chức, đơn vị ban hành nên có thể được sử dụng dưới nhiều cách thức, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ chung nhất thì phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

+ Phần tên chủ thể: Tên tổ chức, Tên công ty, Tên đơn vị sự nghiệp (thể hiện bên trái), ngang bằng với nó bên phải là thông tin quốc hiệu ” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc.

Lưu ý:

Phần tên tổ chức, công ty, đơn vị sẽ để ngang bằng với phần quốc hiệu hoặc thấp hơn (không được để cao hơn), phần số hiệu sẽ ngang bằng với phần tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

– Tên cơ quan tổ chức nhà nước thường được viết bên dưới đơn vị chủ quản:

Ví dụ:

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

hoặc

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN…..

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

+ Tên văn bản đặt là: GIẤY GIỚI THIỆU (viết in hoa, in đậm) hoặc có thể trình bày dưới dạng: GIẤY GIỚI THIỆU

(V/v: Hỗ trợ sinh viên đăng ký tập sự)

+ Phần kính gửi: Phải ghi rõ, ghi đúng tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được giới thiệu đến.

+ Phần thông tin của người được giới thiệu: Phải ghi đầy đủ họ tên, chức vụ nếu là cá nhân bên ngoài thì có thể thêm các thông tin định danh như số chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân….

+ Phần nội dung của giấy giới thiệu: Cần ghi rõ lý do và phạm vi làm việc cụ thể (càng chi tiết, dễ hiểu càng tốt). Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý là: Thời điểm có hiệu lực hoặc hết hiệu lực của giấy giới thiệu thường được viết tay.

+ Phần ký tên đóng dấu của người có thẩm quyền giới thiệu: Với các đơn vị nhà nước thường là thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan. Nếu là cấu phó thì có thể thêm từ Thừa lệnh (TL) hoặc thay mặt (TM) người có thẩm quyền ký đóng dấu.

+ Phần nơi gửi: ghi vắn tắt các cơ quan, và thông tin lưu trữ văn bản.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số mẫu giấy giới thiệu thông dụng hiện nay:

Mẫu giấy giới thiệu của công ty, doanh nghiệp

Mẫu giấy giới thiệu của tổ chức, doanh nghiệp áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức giới thiệu cán bộ công nhân viên đi liên hệ công tác để giải quyết các công việc của công ty, tổ chức mình: 

CÔNG TY ………

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–

GIẤY GIỚI THIỆU

                            Kính gửi: ……………………………………….……

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu: ……………………………………………………………………………………………………

Ông /bà: ………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Được cử đến: ………………………………………………………………………………………………………………………………..

Về việc ………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Mong …………………………. giúp đỡ ông, bà ………………..…….. hoàn thành nhiệm vụ.

Giấy giới thiệu có giá trị hết ngày: ………………………………….

Ngày….. tháng….. năm 20…..

CÔNG TY ……………………………

(Ký tên và đóng đấu)

 Mẫu giấy giới thiệu của tổ chức, đơn vị

Mẫu giấy giới thiệu thông dụng nhất áp dụng đối với tổ chức, đơn vị khi giới thiệu cán bộ/công nhân viên của mình liên hệ công tác với các cơ quan hành chính nhà nước hoặc các đơn vị khác. 

TÊN CƠ QUAN

…………

Số: …/GT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–

…….., ngày …. tháng …. năm ……

                                                                   GIẤY GIỚI THIỆU

Kính gửi: ………………………………….…………………………………………………………………………………………..(1)

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ông, bà: ………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………

Được cử đến: ………………………………………………………………………………………………………………………………..

Về việc: ………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Mong …………………………… giúp đỡ ông, bà ……………………..………….. hoàn thành nhiệm vụ.

Giấy giới thiệu có giá trị hết ngày …/……/……

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

—————-

(1) Viết tên cơ quan hoặc tổ chức giới thiệu.

Mẫu giấy giới thiệu sinh viên đi thực tập

giay gioi thieu
giấy giới thiệu

Thực tập là một trong những yêu cầu bắt buộc trong quá trình đào tạo tại các trường Đại Học ở Việt Nam và Thực tập đối với sinh viên cũng là cơ hội để học sinh/sinh viên tiếp cận với môi trường thực tế khi tốt nghiệp. Khi có giấy giới thiệu của nhà trường sẽ là chìa khóa để sinh viên mở cánh cửa và hoàn thiện kỹ năng cần thiết khi làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp….

 Mẫu giấy giới thiệu của nhà trường hỗ trợ sinh viên đăng ký thực tập:

Mẫu giấy giới thiệu chung nhất của các trường đạo tạo trong hệ thống giáo dục của Việt Nam để các bạn tham khảo và vận dụng trên thực tế. 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường …………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

Số :…/GGT- ĐHVTT- …..

….., ngày … tháng …. năm ….

GIẤY GIỚI THIỆU

Kính gửi: …………………………………………………………………………………………………………

Nhằm giúp cho sinh viên trường ….. có kiến thức thực tế, nâng cao trình độ chuyên môn và làm đề tài tốt nghiệp khóa học. Nay Khoa …., Trường ….. giới thiệu:

Sinh viên: …………… MSSV: ….. Lớp: ….. Khóa: …………………………………………………..

Được giới thiệu đến: ………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Về việc: ………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

Kính mong ……………… giúp đỡ cho sinh viên ………….. hoàn thành nhiệm vụ.

Giấy này có giá trị đến hết ngày: ……/……../………

TL. HIỆU TRƯỞNG

TRƯỞNG KHOA

 

Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

(Ký tên và đóng dấu)

 Hướng dẫn cách viết mẫu đơn giới thiệu sinh viên đi thực tập

Mẫu giấy giới thiệu thực tập thường do chính phòng giáo vụ hoặc ban giám hiệu nhà trường viết để giới thiệu học sinh/sinh viên cho các tổ chức, doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động phù hợp với chuyên môn đào tạo.

Với những thông tin khá cơ bản về sinh viên và đề nghị phía tổ chức/doanh nghiệp tiếp nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia quá trình thực tập phù hợp với tổ chức hoạt động của doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác.

Và đương nhiên phía cơ sở đào tạo cần sự xác nhận đồng ý của giám đốc/thủ trưởng đơn vị về việc đồng ý tiếp nhận hay không đồng ý tiếp nhận sinh viên và học sinh trong quá trình tham gia tập sự tại cơ quan hoặc tổ chức của mình.

Trên đây là một số mẫu giấy giới thiệu do Công ty Luật Trần và Liên danh sưu tầm, hi vọng cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139