Luật thuế thu nhập cá nhân

luật thuế thu nhập cá nhân

Luật thuế thu nhập cá nhân được chính thức ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007 mang một ý nghĩa lớn với người lao động. Hiểu và nắm rõ những chỉnh sửa, bổ sung của luật thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng với người lao động. Hãy cùng hóa đơn điện tử Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu những thay đổi trong bài viết này.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.

Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân

Về đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân, theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012, bao gồm cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế.

Cụ thể:

Cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Trong khi đó, cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ gồm những đối tượng có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Lưu ý, các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có thể tự thực hiện nộp, quyết toán thuế TNCN với cơ quan quản lý thuế trực tiếp hoặc được phép ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán.

Vai trò của Luật thuế thu nhập cá nhân

Luật thuế TNCN ra đời đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc và tạo bước ngoặt trong lịch sử phát triển hệ thống thuế Việt Nam, nhằm đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập của dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng.

Thuế TNCN không còn là trách nhiệm chỉ của những người có thu nhập cao, mà về nguyên tắc, mọi cá nhân có thu nhập đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Thuế TNCN ra đời đã điều hòa thu nhập, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp trong xã hội.”

Những cột mốc thay đổi quan trọng của Luật thuế thu nhập cá nhân

Sự điều chỉnh luật thuế thu nhập trong giai đoạn 2007-2009 khi Việt Nam trải qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, để lại hậu quả nặng nề mà biểu hiện của nó là sự phá sản hàng loạt ngân hàng, doanh nghiệp, lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ công, thất nghiệp. Điều này đã khiến cuộc sống của người dân không được cải thiện, khả năng nộp thuế cũng hạn chế. Hơn nữa, Luật Thuế TNCN thời điểm đó cũng có nhiều điểm bất cập, khó thực thi. 

Và sự điều chỉnh, bổ sung gần đây nhất không nằm khác ngoài bảo đảm quyền lợi của cá nhân người lao động trước Đại dịch COVID – 19…

Người lao động được gia hạn nộp thuế TNCN do tác động của đại dịch COVID – 19

Với mục tiêu giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế do tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP. 

Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này chỉ rõ:

Gia hạn nộp thuế TNCN đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực như: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Sản xuất, chế biến thực phẩm; Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản…

Theo quy định trên, các hộ/cá nhân kinh doanh cần thực hiện nộp đủ số tiền thuế được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 31/12/2021. 

Quy định mới về cách tính thuế TNCN với người thuê nhà

Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 01/8/2021) có một số quy định mới về thuế TNCN, trong đó đáng chú ý là quy định về cách tính thuế TNCN với người thuê nhà. 

Theo các quy định trước đây, cá nhân cho thuê tài sản có tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế TNCN.

Quy định về các trường hợp được miễn nộp thuế TNCN

Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với người lao động, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đưa ra một số giải pháp miễn giảm thuế, đặc biệt là thuế TNCN.

Miễn thuế TNCN đối với thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý III và quý IV năm 2021 tại cấp huyện của những hộ & cá nhân chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021.

Không áp dụng với thu nhập từ hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ, phần mềm, nội dung giải trí số, trò chơi, phim ảnh, âm nhạc, quảng cáo…

STT

Các khoản thu nhập được miễn thuế theo luật thuế thu nhập cá nhân 2021

1.

Mọi thu nhập từ tiền lương hay tiền công làm thêm giờ so với giờ hành chính

2.

Thu nhập từ lương hưu

3.

Chuyển nhượng đất đai, bất động sản

4.

Chuyển nhượng nhà cửa, tài sản, quyền sử dụng đất

5.

Cá nhân có thu nhập từ quyền sử dụng đất

6.

Thu nhập từ bất động sản theo diện thừa kế, quà tặng

7.

Thu nhập của cá nhân và hộ gia đình

8.

Hộ gia đình hay cá nhân có thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp sang sản xuất được Nhà nước giao

9.

Thu nhập có được từ tiền lãi ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng khác…

10.

Thu nhập từ kiều hối được miễn thuế

11.

Cá nhân có học bổng

12.

Các khoản tiền bồi thường từ bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bồi thường tai nạn lao động

13.

Các khoản bồi thường từ Nhà nước và các khoản bồi thường khác

14.

Khoản tiền nhận được từ quỹ thiện nguyện, nguồn viện trợ ngoại quốc

15.

Tiền lương, tiền công của thuyền viên, chủ tàu, người sử dụng tàu

luật thuế thu nhập cá nhân
luật thuế thu nhập cá nhân

Ngày 01/6/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 40/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/8/2021 với các nội dung chủ yếu về:

Bổ sung nhiều khoản thu nhập chịu thuế TNCN

So với hiện hành, Thông tư 40/2021 bổ sung một số khoản thu nhập tính thuế mới sau:

Nội dung

Thuế suất TNCN

Thu nhập từ thưởng doanh số, khuyến mãi, chiết khấu, ..

0.5%

Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác

0.5%

Quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số

0.5%

 Thêm phương pháp tính thuế với hộ & cá nhân kinh doanh

Theo quy định tại Nghị định 126/2020 thì với các hộ, cá nhân kinh doanh sẽ tiến hành nộp thuế theo phương pháp kê khai thuế theo tháng hoặc quý và không phải quyết toán thuế.

Phương pháp nộp thuế mới nhất áp dụng theo thông tư 40/2021 với những đối tượng cụ thể sau:

– Với hộ & cá nhân kinh doanh có quy mô lớn áp dụng phương pháp kê khai thuế; hộ & cá nhân kinh doanh, quy mô chưa lớn nhưng vẫn chọn áp dụng phương pháp này nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

– Hộ & cá nhân kinh doanh nộp thuế kê khai theo tháng

Một số trường hợp khác được lựa chọn khai thuế theo quý: Hộ & cá nhân kinh doanh thỏa mãn các điều kiện đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý (Điều 9 Nghị định 126/2020) 

Ngoài ra, cá nhân hay hộ kinh doanh không phải quyết toán thuế nếu nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Tóm lại, một số trường hợp phát sinh dưới đây được liệt kê là những trường hợp người người lao động cần lưu tâm nhất:

Trường hợp phát sinh

Cách giải quyết theo Thông tư 40/2021/TT-BTC

Cá nhân có tài sản cho thuê đạt doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống

Cá nhân không phải nộp thuế GTGT, và không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản

Cá nhân cho doanh nghiệp thuê tài sản có ký hợp đồng với nội dung thỏa thuận bên đi thuê nộp thuế thay

Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ, khai thuế và nộp thuế GTGT &TNCN thay cho cá nhân 

Trước khi thanh toán tiền thuê tài sản trong năm dương lịch, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế GTGT, TNCN

Cá nhân cho thuê tài sản trên 100 triệu đồng

Trong năm cá nhân có doanh thu từ nhiều nguồn hoặc dự kiến doanh thu trên 100 triệu đồng/năm

Cá nhân ủy quyền cho doanh nghiệp khai nộp thay với hợp đồng 100 triệu/năm trở xuống

Kết luận, Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một công cụ quan trọng để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước về an ninh, quốc phòng, khu vực hành chính công.

Việc sửa đổi Luật Thuế TNCN 2022 là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay với nguy cơ ảnh kinh tế dài lâu thì dịch bệnh COVID-19, ứng phó với từng diễn biến một cách nhanh chóng, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người nộp thuế và tạo sự bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế của công dân.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ theo từng loại đối tượng phải nộp thuế TNCN sẽ có cách tính thuế TNCN tương ứng. Theo quy định, 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

Với cá nhân cư trú, sẽ có 2 trường hợp:

Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

Cá nhân không ký hợp đồng lao động/ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng. 

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với từng trường hợp cụ thể như sau:
Với cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

Lưu ý, Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.
Trong đó, các khoản giảm trừ gồm:

Giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng đối với bản thân người nộp thuế;

Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công sẽ gồm:

Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ;

Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Đối với trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng, căn cứ theo quy định tại Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, NLĐ sẽ bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Trong khi đó, với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

 Thuế thu nhập cá nhân = 20% x Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương NLĐ nhận được trong kỳ tính thuế.
Cùng với đó, nếu lao động ký hợp đồng thử việc và có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì sẽ phải khấu trừ thuế 10%.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về luật thuế thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139