Theo định nghĩa hình thức về chất lượng phần mềm của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế ISO, “chất lượng là khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu của người sử dụng về tính năng cũng như công dụng được nêu ra một cách tường minh hoặc không tường minh trong những ngữ cảnh xác định”. Ngay trong định nghĩa này chất lượng cũng được định nghĩa một cách rất “mờ”, thiếu hẳn yếu tố định lượng. Thêm nữa, để hiểu hết nhu cầu của người sử dụng quả thực là rất khó. Với những khó khăn về định lượng trong khái niệm chất lượng phần mềm, để có được một phần mềm tốt cách thông thường nhất là tiếp cận theo chất lượng quy trình. Nếu chúng ta có quy trình sản xuất tốt thì sẽ có khả năng sản xuất ra sản phẩm tốt. Việt Nam vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm và mặc dù chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu với các doanh nghiệp và người sử dụng. Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh sẽ tư vấn cho đọc giả về iso 25000.
Công tác đánh giá chất lượng phần mềm của một số công ty trong nước
Các tổ chức sẽ xây dựng một chính sách và lên các kế hoạch cho tất cả các hoạt động đánh giá. Trong tất cả các hoạt động đánh giá, cũng phải xác định trách nhiệm của các chức năng hỗ trợ.
Lên kế hoạch và thực thi hoạt động đánh giá sản phẩm phần mềm phải theo các bước sau:
- Xác định mục đích công việc đánh giá.
- Đảm bảo rằng xây dựng được một kế hoạch đánh giá định lượng cho tất cả các dự án đánh giá. Kế hoạch này có thể phân chia thành các mức kế hoạch thấp hơn, tuỳ thuộc vào sự phức tạp của từng công việc đánh giá cụ thể.
- Đưa các kinh nghiệm đánh giá sản phẩm, dự án vào cơ sở dữ liệu chung của tổ chức, nhằm làm giàu thêm các kiến thức về đánh giá phần mềm cho tổ chức.
Tổ chức cần triển khai tất cả các hoạt động đánh giá phần mềm sao cho:
- Đánh giá xem phần mềm có phù hợp với các chuẩn của quốc tế, của quốc gia hay chuẩn nội bộ không.
- Đảm bảo kết quả đánh giá có thể định lượng, được trình bày rõ ràng và có thể theo dõi được.
- Đảm bảo sử dụng công nghệ phù hợp, hiệu quả và các hoạt động tốt nhất.
- Đảm bảo công việc đánh giá được triển khai hiệu quả.
- Đảm bảo các kế hoạch, khuyến nghị phục vụ cho các công việc đánh giá tương lai là khả thi.
Bộ tiêu chuẩn 25000
Máy tính đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau, và hoạt động sự kiến và đúng đắn của chúng thường rất quan trọng đối với thành công của nghiệp vụ và tính an toàn của con người. Phát triển và lựa chọn sản phẩm phần mềm chất lượng cao do đó là nền tảng quan trọng. Đặc tính kỹ thuật và đánh giá toàn diện chất lượng sản phẩm phần mềm là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng đầy đủ. Điều này có thể đạt được bằng cách xác định các đặc tính chất lượng thích hợp, trong khi xem xét sử dụng dự kiến của sản phẩm phần mềm. Quan trọng là mỗi đặc tính chất lượng sản phẩm phần mềm liên quan được xác định và đánh giá, bất kể có thể sử dụng các phép đánh giá được xác nhận hay được chấp nhận rộng rãi.
Các đặc tính chất lượng và các phép đánh giá liên quan có thể có ích không chỉ cho đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm mà cũng xác định các yêu cầu chất lượng. Phiên bản trước của SQuaRE, bao gồm các tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 (Chất lượng sản phẩm phần mềm) và ISO/IEC 14598 (Đánh giá sản phẩm phần mềm). Các điểm xuất phát từ sử dụng thực tế của cả hai bộ tiêu chuẩn này đưa ra cần thiết phải có sự đột phá để tạo lập một bộ tiêu chuẩn SQuaRE mới:
Cả hai bộ ISO/IEC 9126 và ISO/IEC 14598 có cùng nguồn gốc quy phạm, tham chiếu và chức năng
ISO/IEC 9126 và ISO/IEC 14598 thiết lập một bộ tiêu chuẩn bổ trợ lẫn nhau
Các vòng đời độc lập của cả hai bộ tạo sự không đồng nhất giữa chúng.
Mục tiêu quy định iso 25000
Mục tiêu chung tạo ra bộ tiêu chuẩn SQuaRE là hướng đến một bộ tiêu chuẩn được tổ chức hợp lý, phong phú, và duy nhất bao hàm cả hai quá trình chủ yếu : đặc tính kỹ thuật yêu cầu chất lượng phần mềm và đánh giá chất lượng phần mềm, được hỗ trợ bằng quá trình đánh giá chất lượng phần mềm. Mục đích của bộ tiêu chuẩn SQuaRE là hỗ trợ phát triển và mua sản phẩm phần mềm với đặc tính kỹ thuật và đánh giá các yêu cầu chất lượng. Nó thiết lập tiêu chí cho đặc tính kỹ thuật của các yêu cầu chất lượng sản phẩm phần mềm, các phép đánh giá chúng, và đánh giá. Nó bao gồm mô hình chất lượng hai phần để sắp xếp các định nghĩa khách hàng về chất lượng với các thuộc tính của quá trình phát triển. Hơn nữa, bộ tiêu chuẩn cung cấp các phép đánh giá được khuyến nghị của các thuộc tính chất lượng sản phẩm phần mềm có thể được sử dụng bởi người phát triển, bên mua sản phẩm hay bên đánh giá. Bộ tiêu chuẩn SQuaRE được chỉ dành riêng cho chất lượng sản phẩm phần mềm. SQuaRE ISO/IEC 25000n – Bộ phận quản lý chất lượng chỉ ra đặc tính kỹ thuật yêu cầu chất lượng sản phẩm phần mềm, phép đo và đánh giá, và riêng rẽ và phân biệt với các quá trinh Quản lý chất lượng, mà nó được xác định trong họ tiêu chuẩn ISO 9000.
Lợi ích của tiêu chuẩn iso 25000
Lợi ích chủ yếu của bộ tiêu chuẩn SquaRE đem lại so với các tiêu chuẩn trước đó là :
- Phối hợp hướng dẫn trên đo lường và đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm,
- Hướng dẫn cho đặc tính kỹ thuật của các yêu cầu chất lượng sản phẩm phần mềm, và
- Đồng bộ với ISO/IEC 15939 dưới dạng Mô hình tham chiếu đo chất lượng sản phẩm phần mềm trình bày trong ISO/IEC 25020 – Software Engineering – Software product quality requirements and evaluation (SquaRE) – Measurement reference model and guide.
Các khác nhau chính giữa ISO/IEC 9126, ISO/IEC 14598 và SquaRE như sau:
- Đưa ra mô hình tham chiếu chung mới,
- Đưa ra hướng dẫn chi tiết riêng cho từng bộ phận,
- Đưa ra các thành phần đo chất lượng trong bộ phận đo chất lượng,
- Đưa ra bộ phận yêu cầu chất lượng,
- Liên kết và sửa đổi các quá trình đánh giá,
- Đưa ra các hướng dẫn sử dụng thực tiễn trong dạng các ví dụ,
- Phối hợp và đồng bộ với nội dung của ISO/IEC 15939.
Cac bộ phận của iso 25000
SQuaRE bao gồm năm bộ phận:
- ISO/IEC 2500n – Bộ phận quản lý chất lượng. Các tiêu chuẩn tạo thành bộ phận này xác định tất cả các mô hình, thuật ngữ và định ngĩa chung để tham chiếu cho tất cả các tiêu chuẩn trong loạt tiêu chuẩn SQuaRE. Bộ phận này cũng cung cấp các yêu cầu và hướng dẫn cho chức năng hỗ trợ có trách nhiệm quản lý các yêu cầu, đặc tính kỹ thuật và đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm.
- ISO/IEC 2501n – Bộ phận mô hình chất lượng. Các tiêu chuẩn tạo thành bộ phận này trình bày các mô hình chất lượng chi tiết cho các sản phẩm hệ thống máy tính và phần mềm, chất lượng sử dụng và dữ liệu. Hướng dẫn thực tiễn về sử dụng các mô hình chất lượng cũng được cung cấp.
- ISO/IEC 2502n – Bộ phận đo lường chất lượng. Các tiêu chuẩn tạo thành bộ phận này bao gồm các mô hình tham chiếu đo lường chất lượng sản phẩm phần mềm, các định nghĩa toán học của các phép đo chất lượng, và hướng dẫn thực tiễn cho các ứng dụng của chúng. Các ví dụ được đưa ra cho các phép đo trong và ngoài cho chất lượng phần mềm, và các phép đo cho chất lượng sử dụng. Các thành phần đo chất lượng (QME) tạo thành nền tảng cho các phép đo được định nghĩa và trình bày ở đây.
- ISO/IEC 2503n – Bộ phận các yêu cầu chất lượng. Các tiêu chuẩn tạo thành bộ phận này trợ giúp xác định các yêu cầu chất lượng, dựa trên các mô hình chất lượng và các phép đo chất lượng. Các yêu cầu chất lượng này có thể được sử dụng trong quá trình khám phá các yêu cầu chất lượng cho sản phẩm phần mềm được phát triển như đầu vào của quá trình đánh giá.
- ISO/IEC 2504n – Bộ phận đánh giá chất lượng. Các tiêu chuẩn tạo thành bộ phận này cung cấp các yêu cầu, các khuyến nghị và hướng dẫn cho đánh giá sản phẩm phần mềm, bất kể được thực hiện bởi bên đánh giá, bên mua hàng hay người phát triển. Hỗ trợ lập tài liệu đo lường như mô đun đánh giá cũng được trình bày.
- ISO/IEC 25050 – 25099 – Bộ phận SQuaRE mở rộng. Các tiêu chuẩn này hiện nay bao gồm các yêu cầu cho chất lượng của phần mềm thương mại đóng gói và các khuôn dạng công nghiệp chung cho các báo cáo tính khả dụng. SQuaRE bao gồm các tiêu chuẩn mô hình và các phép đo chất lượng, cũng như các yêu cầu chất lượng và đánh giá. SQuaRE sẽ thay thế cho ISO/IEC 9126 và ISO/IEC 14598. Hình 3 bên dưới mô tả mối quan hệ giữa ISO/IEC 9126, ISO/IEC 14598 và bộ tiêu chuẩn SQuaRE.
Các tính năng của iso 25000
Tính chức năng
Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.
– Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập các chức năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử dụng.
– Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết quả hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận được với độ chính xác cần thiết.
– Khả năng làm việc hợp tác: khả năng tương tác với một hoặc một vài hệ thống cụ thể của phần mềm.
– Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần mềm, sao cho những người, hệ thống không được phép thì không thể truy cập, đọc hay chỉnh sửa chúng.
– Tính tuân thủ chức năng: các phần mềm theo các chuẩn, quy ước, quy định.
Tính tin cậy
Là khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những điều kiện cụ thể.
– Tính chính xác: khả năng tránh các kết quả sai.
– Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một mức độ cả trong trường hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong giao diện.
– Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến lỗi.
– Tính tuân thủ tin cậy: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.
Tính khả dụng
Là khả năng của phần mềm có thể hiểu được, học được, sử dụng được và hấp dẫn người sử dụng trong từng trường hợp sử dụng cụ thể.
– Có thể hiểu được: người sử dụng có thể hiểu được xem phần mềm có hợp với họ không và và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.
– Có thể học được: người sử dụng có thể học các ứng dụng của phần mềm.
– Có thể sử dụng được: khả năng của phần mềm cho phép người sử dụng sử dụng và điều khiển nó.
– Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn người sử dụng của phần mềm.
– Tính tuân thủ khả dụng: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.
Tính hiệu quả
Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng với lượng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.
– Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đưa ra trả lời, thời gian xử lý và một tốc độ thông lượng hợp lý khi thực hiện công việc của mình, dưới điều kiện làm việc xác định.
– Tận dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một số lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể.
– Tính tuân thủ hiệu quả: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.
Trên đây là bài viết về iso 25000 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.