Dịch vụ kế toán quận 4 thành phố Hồ Chí Minh

dịch vụ kế toán quận 4

Quận 4 là một quận nhỏ nhưng với lợi thế liền kề quận 1, 7 nên kinh tế của quận 4 đặc biệt phát triển. Vì thế, nơi đây là nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và từ lâu Luật Trần và Liên danh đã cung cấp dịch vụ kế toán quận 4 cho rất nhiều doanh nghiệp nơi đây. Với tiêu chí hoạt động: bảo mật – chính xác – nhanh chóng, cùng với chế độ bảo hành số liệu trọn đời, dịch vụ mà Luật Trần và Liên danh cung cấp được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng.

Vì sao bạn nên chọn dịch vụ kế toán trọn gói tại quận 4 do Luật Trần và Liên danh cung cấp ?

Nếu bạn mới mở công ty hoặc bạn đang muốn tiết kiệm chi phí nhân sự kế toán. Hoặc bạn không yên tâm với kế toán viên của mình, thì dịch vụ kế toán trọn gói mà Luật Trần và Liên danh đang cung cấp chính là lựa chọn của bạn, vì những lý do sau đây:
     Trình độ & Kinh nghiệm: với đội ngũ nhân viên trình độ tối thiểu cao đẳng, có từ 3-4 năm kinh nghiệm tại vị trí kế toán tổng hợp. Chúng tôi sẽ mang đến cho công ty bạn một dịch vụ kế toán thuế toàn diện, chính xác, đúng chuẩn mực và tuân thủ quy định của pháp luật.
     Nhanh chóng & Đúng hạn: Với việc cập nhật liên tục các quy định pháp luật về thuế – kế toán, việc trễ hạn nộp tờ khai không có trong “từ điển” của Luật Trần và Liên danh. Tất cả các loại tờ khai, sổ sách kế toán sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và luôn luôn đúng hạn.
     Tận tâm & Bảo mật: với sự tận tâm của người làm kế toán, chúng tôi không chỉ đơn thuần thực hiện nghiệp vụ trên những chứng từ mà bạn cung cấp. Mà việc tư vấn chuyên sâu các vấn đề phát sinh về thuế – kế toán sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục dựa trên tình hình hoạt động của doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, tính bảo mật là việc mà Luật Trần và Liên danh luôn đặt lên hàng đầu, mọi số liệu của công ty bạn sẽ được giữ kín, kể cả khi bạn không còn sử dụng dịch vụ.

Dịch vụ kế toán tại quận 4 cung cấp những dịch vụ cụ thể nào?

  • Nhận bàn giao hóa đơn chứng từ trước ngày 15 hàng tháng.
  • Kiểm tra tính hợp lý của chứng từ mà khách hàng cung cấp.
  • Lập và nộp báo cáo thuế GTGT hàng tháng/quý.
  • Lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng/quý.
  • Lập và nộp báo cáo thuế TNCN hàng tháng/quý (Nếu có).
  • Tạm tính thuế TNDN phải nộp.
  • Tiến hành hạch toán số liệu vào phần mềm kế toán và các sổ sách kế toán liên quan.
  • Thực hiện báo cáo quyết toán năm, bao gồm: Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, …
  • In sổ sách kế toán và bàn giao cho doanh nghiệp.
  • Thông báo tình hình cho doanh nghiệp theo quý/năm.
  • Nộp báo cáo thống kê cho Chi cục thống kê quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. 

Các loại hóa đơn:

Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: 

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; 
– Hoạt động vận tải quốc tế; 
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; 
Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây: 
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu 
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” 
Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm… 
Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.”
Công tác sắp xếp chứng từ gốc.
– Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế.
– Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
Hóa đơn bán ra phải kẹp theo Phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho , kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.
Hóa đơn mua vào (đầu vào) phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có.
Nếu bán chịu phải kẹp phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có. ,…
Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
– Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.
Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
– Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
– Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm.
dịch vụ kế toán quận 4
dịch vụ kế toán quận 4

Xác định doanh thu

*) Căn cứ vào bút toán kết chuyển doanh thu cuối kỳ

Nợ TK 511, 515, 711

Có TK 911

*) Để có thể dự kiến xác định được doanh thu của tháng tiếp theo, thì kế toán phải căn cứ vào:

+ Kế hoạch xuất hàng hóa hàng ngày, hàng tháng của bộ phận bán hàng, kế toán có thể xác định được doanh thu tiêu thụ tương đối phát sinh trong tháng

+ Hàng ngày, kế toán phải vào Sổ tiêu thụ hàng hóa để kịp thời cập nhật doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

+ Căn cứ vào lượng hàng hóa tiêu thụ của các tháng trước để ước tính lượng hàng tiêu thụ vào tháng sau

*) Từ việc xác định được doanh thu thì kế toán sẽ dự kiến được số thuế GTGT đầu ra hàng tháng phát sinh

Xác định chi phí

*) Bút toán kết chuyển chi phí cuối kỳ

Nợ TK 911

Có TK 632, 641, 642, 811, 821

– Kế toán ước tính chi phí phát sinh trong tháng

– Xử lý các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp để khi quyết toán thuế TNDN sẽ không bị loại trừ khi tính thuế

– Xác định các khoản chi phí nào là chi phí kế toán, chi phí nào là chi phí thuế để có thể không bị xuất toán khi cơ quan thuế kiểm tra

Việc có thể xác định tương đối phần chi phí phát sinh và thuế đầu vào được khấu trừ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, kế toán cũng có thể căn cứ vào những chi phí thường xuyên phát sinh để có thể xác định một cách tương đối

*) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621-đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc TK 156-đối với các doanh nghiệp thương mại)

– Đối với các doanh nghiệp thương mại: thì căn cứ vào tình hình bán hàng thực tế, lượng hàng hóa tiêu thụ hàng ngày, để có kế hoạch dự trữ hàng hóa. Từ đó bộ phận kinh doanh có kế hoạch nhập hàng, dữ trữ hàng cho các tháng tiếp theo

– Đối với các doanh nghiệp sản xuất: thì căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế hàng tháng và lượng thành phẩm tiêu thụ hàng tháng để có kế hoạch mua nguyên vật liệu đầu vào để dự trữ. Từ đó là căn cứ để xác định chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất và thuế đầu vào được khấu trừ

*) Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) và các khoản trích theo lương (TK 338)

Kế toán có thể tính được chi phí phát sinh tiền lương cho nhân viên hàng tháng. Từ đó có kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng như cân đối chi phí tiền lương trong doanh nghiệp.

*) Chi phí sản xuất chung (TK 627)       

– Liệt kê các khoản chi phí thuê ngoài thường xuyên phát sinh hàng tháng như: tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà,…

– Chi phí phân xưởng

– Chi phí khấu hao tài sản cố định

– Chi phí trả trước

– Chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ

*) Chi phí bán hàng (TK 641): Chi phí vận chuyển hàng bán, chi phí hoa hồng, chi phí khác,…

*) Chi phí quản lý chung (TK 642): Các khoản chi phí phát sinh chung cho doanh nghiệp

Lập sổ cái các tài khoản kế toán.
Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
Lập sổ nhật ký chung
Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.
– Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán
– Chuyển giao sổ sách kế toán cho doanh nghiệp vào cuối năm tài chính.

Thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài năm

Doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp đang hoạt động

– Doanh nghiệp đã có hoạt động sản xuất kinh doanh: Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

– Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh: Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy đăng ký kinh doanh.

– Nếu không có thay đổi Vốn điều lệ hoặc tăng/giảm chi nhánh, không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài, chỉ phải nộp tiền lệ phí chậm nhất ngày 31/1/2018.

– Nếu trong năm có thay đổi vốn điều lệ hoặc thay đổi số lượng chi nhánh làm tăng/giảm số tiền lệ phí môn bài thì phải nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất ngày 31/12 năm thay đổi và nộp tiền lệ phí môn bài chậm nhất ngày 31/1.

Đặc biệt, cần phải chú ý một số trường hợp nêu sau:

– Những doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa hoạt động: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày cấp GP ĐKKD.

– Những doanh nghiệp mới thành lập nhưng hoạt động luôn: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động.

– Những doanh nghiệp đang hoạt động nếu không thay đổi vốn điều lệ: Thì chỉ cần nộp tiền thuế Môn bài vào ngân sách nhà nước mà không phải nộp tờ khai thuế môn bài.

– Những doanh nghiệp đang hoạt động nếu có thay đổi vốn điều lệ (làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp): Thì phải nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài chậm nhất vào ngày 31/12 vào năm có sự thay đổi.

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, Báo cáo sử dụng hóa đơn năm

Theo tháng

Theo quý

Tờ khai quyết toán năm

Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo

Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo

Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động: Chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm

Hạn nộp ngày 30/03 tất cả các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính theo quy định 

Trên đây là bài viết về dịch vụ kế toán quận 4 của Luật Trần và Liên danh. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và sử dụng dịch vụ tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139