Luật sư giữ vai trò bảo vệ sự thật khách quan trong vụ án hình sự tránh oan sai, đảm bảo quá trình tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự. Luật sư Luật Trần và Liên Danh bào chữa vụ án hình sự tận tâm trong từng vụ án cụ thể:
Quy định về người bào chữa
Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Theo quy định của pháp luật, Luật sư là một trong số những người được bào chữa.
Cụ thể, khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào chữa có thể là:
– Luật sư;
– Người đại diện của người bị buộc tội;
– Bào chữa viên nhân dân;
– Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Những người sau đây không được bào chữa:
– Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
– Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Người bào chữa vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của luật.
Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Trong trường hợp này, quý khách hàng có thể lựa chọn luật sư bào chữa trong vụ án hình sự.
Lý do nên sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự là những người chỉ bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự chứ không khẳng định là tội phạm. Việc họ có phải là tội phạm hay không phải căn cứ vào bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, trong quá trình tòa án xét xử họ có quyền tự bào chữa và có quyền nhờ người khác bào chữa.
– Khi bị tạm giữ, tạm giam nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Vì vậy, luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không chỉ giúp đỡ nghi can về mặt pháp lý mà còn giúp đỡ, động viên tinh thần giúp bị can, bị cáo vượt qua khủng hoảng tâm lý. Luật pháp cho phép luật sư tham gia bào chữa ngay từ giai đoạn tạm giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra vụ án nên trong nhiều trường hợp, luật sư chính là cầu nối trao đổi thông tin giữa người thân và bị can, bị cáo trong phạm vi pháp luật cho phép, vì tại giai đoạn này thường hạn chế nghi can tiếp xúc với người thân.
– Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.
– Luật Trần và Liên Danh với đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp và hơn nữa, với kinh nghiệm bào chữa nhiều vụ án Hình sự từ trước đến nay, chắc hẳn sẽ là nơi đáng để quý khách hàng trao niềm tin và giao phó trách nhiệm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Luật sư của Luật Minh Gia sẽ giúp thân chủ đòi lại những quyền lợi đã mất và dùng những lời lẽ, dẫn chứng thuyết phục kết hợp với những tình tiết chứng cứ nhằm mục đích giảm hình phạt liên quan đến thân chủ, góp phần đưa ra bản án đối với đúng người, đúng tội.
Quyền của luật sư bào chữa vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 73, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, người bào chữa trong vụ án hình sự có các quyền sau:
– Gặp, hỏi người buộc tội;
– Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can. Nếu người lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự được hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền thì Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can;
– Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Luật sư bào chữa vụ án hình sự được xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
– Được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Được đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
– Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
– Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra.
– Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
– Khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án trong trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Thời điểm luật sư bào chữa vụ án hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 74, Bộ luật Tố tụng hình sự, tùy từng trường hợp người bào chữa tham gia tố tụng ở từng thời điểm như sau:
– Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can (đã có quyết định khởi tố bị can);
– Trường hợp bị bắt, bị tạm giữ thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ;
– Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà cần giữ bí mật điều tra, thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Trường hợp nào vắng luật sư thì Tòa án hoãn xử phiên tòa hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 tại Điều 291. Sự có mặt của người bào chữa quy định cụ thể:
1. Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
2. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa
Theo quy định trên, trong trường hợp người bào chữa vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan lần đầu tiên thì Tòa án phải hoãn phiên tòa trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Đối với trường hợp bào chữa chỉ định vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự tại Luật Trần và Liên Danh
– Luật sư Luật Trần và Liên Danh tham gia bào chữa về xác vụ án vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);
– Các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….);
– Các vụ án về tham ô, nhận hối lộ….;
– Các vụ án về ma tuý …;
– Bào chữa các vụ án khác;
– Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, tuy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp (Cấp sơ thẩm, phúc thẩm);
– Luật sư hỗ trợ tại giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm: Đây là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã không biết có tình tiết đó (tái thẩm).
Quy trình bào chữa của luật sư tiến hành như sau:
Nhằm chuyên nghiệp hóa dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự, Luật Trần và Liên Danh tiến hành giải quyết yêu cầu của khách hàng về dịch vụ này theo từng bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
Trên đây là một số nội dung cơ bản của dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự, nếu có thắc mắc gì về nội dung này, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.