Người yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã), Phòng Tư pháp, Cơ quan đại diện phải nộp lệ phí chứng thực theo quy định. Dưới đây là mức thu lệ phí chứng thực di chúc mới nhất.
Mức lệ phí chứng thực di chúc năm 2022
Stt |
Thủ tục hành chính |
Lệ phí |
A. Thủ tục hành chính áp dụng chung |
||
1 |
Cấp bản sao từ sổ gốc |
Không mất phí |
2 |
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức Việt Nam cấp hoặc chứng nhận |
+ Tại Phòng Tư pháp, UBND cấp xã: 2.000 đồng/trang; Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản; + Tại Tổ chức hành nghề công chứng: 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. *Trang được tính theo trang của bản chính. |
3 |
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài; cơ quan, tổ chức Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận |
+ Tại Phòng Tư pháp: 2.000 đồng/trang; Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản; + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản; + Tại Tổ chức hành nghề công chứng: 2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. *Trang được tính theo trang của bản chính. |
4 |
Chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) |
+ Tại Phòng Tư pháp và UBND cấp xã: 10.000 đồng/trường hợp + Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản + Tại Tổ chức hành nghề công chứng: Phí chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 10.000 đồng/trường hợp *Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản. |
5 |
Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch |
30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
6 |
Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch |
25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
7 |
Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực |
2.000 đồng/trang; Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản; *Trang được tính theo trang của bản chính. |
B. Chứng thực tại UBND cấp xã |
||
1 |
Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở |
50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
2 |
Chứng thực di chúc |
50.000 đồng/di chúc |
3 |
Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản |
50.000 đồng/văn bản |
4 |
Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở |
50.000 đồng/văn bản |
5 |
Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở |
50.000 đồng/văn bản |
C. Chứng thực tại Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) |
||
1 |
Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp |
10.000 đồng/trường hợp |
2 |
Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp |
10.000 đồng/trường hợp |
3 |
Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản |
50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch |
4 |
Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản |
50.000 đồng/văn bản |
5 |
Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản |
50.000 đồng/văn bản |
D. Chứng thực tại Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (do Công chứng viên thực hiện chứng thực) |
||
1 |
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức Việt Nam; cơ quan, tổ chức nước ngoài; cơ quan, tổ chức của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc chứng nhận |
2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản. |
2 |
Chứng thực chữ ký (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) |
10.000 đồng/trường hợp *Trường hợp hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản. |
E. Chứng thực tại Cơ quan đại diện |
||
1 |
Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự |
10 USD/bản |
2 |
Chứng thực chữ ký người dịch mà người dịch không phải là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự |
10 USD/bản |
Ai là người thực hiện chứng thực ?
Căn cứ theo điều 5 Nghị định 23/2015 NĐ – CP quy định như sau :
Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Và theo điều 24 Thông tư 01/2020/TT- BTP quy định như sau :
Điều 24. Thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo
Đối với huyện đảo mà ở đó không có Ủy ban nhân dân cấp xã thì Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
Trình tự thực hiện chứng thực di chúc
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu chứng thực di chúc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc yêu cầu chứng thực ngoài trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, nếu người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ yêu cầu chứng thực
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, thì chuyển cho người thực hiện chứng thực.
Trường hợp cơ quan thực hiện chứng thực không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ theo quy định, hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực
* Nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
– Người lập di chúc có thể tuyên bố nội dung của di chúc trước mặt người thực hiện chứng thực. Người thực hiện chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người thực hiện chứng thực sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
– Trường hợp người lập di chúc không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
+ Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc.
+ Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
+ Người làm chứng phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra và ký vào từng trang của di chúc.
– Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.
+ Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng.
+ Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định.
+ Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả.
– Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
* Trong trường hợp từ chối chứng thực thì người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.
Bước 4: Người yêu cầu chứng thực di chúc nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về lệ phí chứng thực di chúc Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.