Khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề được hầu hết người lao động quan tâm trong thời gian thất nghiệp. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là gì, khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Trong bài viết hôm nay, Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn bạn những vấn đề thực tế xoay quanh bảo hiểm thất nghiệp và khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. 

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ hỗ trợ người lao động trong giai đoạn thất nghiệp. Đây được xem là phương án giúp đỡ người lao động trong thời gian họ chưa tìm được việc làm mới. Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động một phần thu nhập để họ duy trình cuộc sống trong lúc tìm kiếm công việc mới.

Tiền hỗ trợ thất nghiệp là gì?

Tiền hỗ trợ thất nghiệp là số tiền mà người lao động nhận được khi họ chính thức mất việc hoặc đang trong quá trình tìm công việc mới.

Đối với người lao động, tiền hỗ trợ thất nghiệp giúp họ giải quyết khó khăn chi tiêu hằng ngày và duy trì tinh thần ổn định để bắt đầu tìm kiếm việc làm mới

Đối với người sử dụng lao động, tiền hỗ trợ thất nghiệp là phương án giúp họ trút bớt gánh nặng kinh tế, giải quyết chế độ cho nhân viên bị sa thải.

Đi làm khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại Điều 49 của Luật Việc làm năm 2013, để được hưởng mức bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần đảm bảo những điều kiện sau:

Điều kiện 1

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, ngoài trừ các trường hợp dưới đây:

  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật
  • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

Điều kiện 2

– Trong trường hợp người lao làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều kiện 3

Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

Điều kiện 4

Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Giới thiệu cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của pháp luật, cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp dựa vào mức lương bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của người sử dụng lao động và người lao động như sau:

Người lao động phải đóng 1% tiền lương hàng tháng

Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ lương hàng tháng cho những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ mức lương của bạn là 8.000.000 đồng, bạn phải trả 80.000 đồng và doanh nghiệp của bạn trả 80.000 đồng cho bảo hiểm thất nghiệp. Vậy, mức lương bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 160.000 đồng/tháng.

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp x 60%

Ví dụ: mức lương hàng tháng trong 6 tháng gần nhất đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 5.000.000 đồng, vậy mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của bạn là: 5.000.000*60% = 3.000.000 đồng.

Sau mấy tháng, khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Cũng tại Luật này, về cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khoản 2 Điều 50 có nêu:

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Ví dụ 1:

Ông A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 52 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 05 triệu đồng/tháng.

Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A như sau:

– 36 tháng đầu tiên, ông A được hưởng 03 tháng trợ cấp.

– 12 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.

– 04 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, ông A sẽ được hưởng 04 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 5 triệu đồng/tháng x 60% = 3 triệu đồng/tháng.

Lưu ý về tiền trợ cấp thất nghiệp năm 2022

Mức lương chuẩn để tính bảo hiểm

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý rằng trong những tháng cuối trước khi thất nghiệp mà người lao động gián đoạn việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.

06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp chính là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định pháp luật.

Mức lương trợ cấp tối đa

Một điều nữa mà bạn cần được chú ý đó là mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

Mức lương tối thiểu vùng 2022

Theo quy định của pháp luật hiện nay, mức lương tối thiểu vùng năm 2022 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2022 vẫn sẽ giữa như năm 2020 là:

  • Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng;
  • Vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng;
  • Vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng;
  • Vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.
cach-tinh-luong-bao-hiem-that-nghiep

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp còn phụ thuộc mức lương tối thiểu vùng. Hạn chế này được nhà nước đưa ra trong mức trợ cấp thất nghiệp là bởi theo quy định Luật Việc làm, bên cạnh trợ cấp thất nghiệp người lao động còn được hưởng các chế độ khác như sau:

  • Hỗ trợ tư vấn việc làm và học nghề,
  • Được đào tạo nâng cao trình độ nhằm hoàn thiện các kỹ năng nghề phục vụ cho công việc.
  • Người hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng có bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.

Hướng dẫn các bước hưởng nhận trợ cấp thất nghiệp

Để nhận được số tiền trợ cấp thất nghiệp, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước dưới đây

  • Bước 1: Trong vòng 03 tháng, kể từ khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải nộp một bộ hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm của Tỉnh/ Thành phố. Nơi mà bạn sinh sống và làm việc
  • Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm của Tỉnh/ Thành phố sẽ gửi phiếu hẹn thời gian bạn nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp
  • Bước 3: Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày bạn nhận được quyết định hưởng trợ cấp, bạn tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.
  • Bước 4: Hàng tháng, bạn đến trung tâm dịch vụ việc làm để nhận các trợ cấp hoặc được hỗ trợ, giới thiệu việc làm theo quy định.

Tóm lại, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp là một chế độ cực kỳ cần thiết trong thời gian người lao động chưa thể tìm được việc làm ngay được. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn mức lương bảo hiểm cũng như quy trình nhận trợ cấp thất nghiệp.

khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp thật sự cần thiết không?

Như bài viết đã chia sẻ, bảo hiểm thất nghiệp cực kỳ cần thiết đối với người lao động trong khoản thời gian thất nghiệp. Ngoài ra, bảo hiểm thất nghiệp còn giúp ích cho doanh nghiệp tiết kiệm tài chính trong việc sa thải nhân viên. Chính vì vậy, bạn nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi còn đang làm việc.

Ngoài việc hỗ trợ tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn nhận được gì nữa không?

Trong thời gian thất nghiệp, ngoài khoản tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ các chế độ khác bao gồm:

  • Hỗ trợ tư vấn việc làm hoặc học nghề
  • Được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
  • Người hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được sử dụng bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật
 

Trong vòng bao lâu, người lao động phải nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp?

Trong vòng 3 tháng, kể từ ngày bạn chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp, bạn cần hoàn tất một bộ hồ sơ xin nhận trợ cấp thất nghiệp để nộp lên trung tâm việc làm tại nơi bạn sinh sống và làm việc. Nếu bạn nộp sau khoản thời gian trên, hồ sơ của bạn có thể bị loại bỏ.

Cần lưu ý gì về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp được tính theo công thức: Mức hưởng hàng tháng = Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%.

Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 5 lần so với mức lương cơ sở hoặc không vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu của vùng.

Hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH tại Chương IV Điều 9 về Tổ chức chi trả BHTN có quy định về các hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp đó là:

– Nhận tiền mặt trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ việc làm hoặc các địa điểm tiếp nhận hồ sơ.

– Nhận qua thẻ ngân hàng tức Chi qua tài khoản cá nhân của người lao động. Đối với tháng đầu tiên, chuyển tiền ngay khi nhận được danh sách chi trả. Từ tháng hưởng trợ cấp thứ hai, chuyển tiền trong vòng 05 ngày kể từ ngày bắt đầu chi trả ghi tại cột số 1 Danh sách C72b-HD. Lưu ý khi thực hiện thì sẽ Căn cứ chứng từ thu phí phát hành thẻ ATM lần đầu của ngân hàng để thực hiện thanh toán cho người hưởng TCTN.

– Nhận qua bưu điện. Theo đó phòng kế hoạch đầu tư thuộc cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện Chuyển danh sách chi bằng tiền mặt theo mẫu số C72b-HD cho Bưu điện tỉnh để tổ chức chi trả TCTN cho người lao động qua hệ thống bưu điện theo Hợp đồng đã ký theo đúng ngày chi trả ghi trong danh sách.

Ngay sau khi chuyển Danh sách, Hệ thống tự động nhắn tin đến từng người trong danh sách chi trả TCTN thông báo về ngày bắt đầu chi trả và địa điểm chi trả của tháng hưởng TCTN với người hưởng TCTN.

Song hiện nay chúng tôi thấy phổ biến nhất hình thức nhận tiền thất nghiệp đó là chi trả thông qua thẻ ngân hàng vào trực tiếp tài khoản cá nhân của người lao động luôn. Hình thức nhận tiền này vừa giúp người lao động tiết kiệm được tiền bạc, công sức và thời gian đi lại.

Trên đây là một số nội dung về khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nếu có vấn đề gì thắc mắc về nội dung  này, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139