Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam

khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam

Các thủ tục tạm trú rất quan trọng vì nó giúp chính quyền cũng như công gian khai báo vị trí mình đang sinh sống hiện tại, đặc biệt là khao báo tạm trú cho người nước ngoài, một công dân đi du lịch hoặc sang công tác dài hạn. Nếu bạn có người thân, quen trong trường hợp trên không thể nào bỏ qua các thông tin đăng ký dưới đây. Luật Trần và Liên danh sẽ giải đáp chi tiết về khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam trong bài viết dưới đây.

Khi nào đăng ký tạm trú cho người nước ngoài?

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với công an xã, phường, thị trấn – nơi có cơ sở lưu trú.

Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài diễn ra khi người nước ngoài đến lưu trú tại Việt Nam. Thủ tục đăng ký tạm trú được người trực tiếp điều hành, quản lý cơ sở lưu trú (căn hộ, nhà trọ, khách sạn hoặc nhà khách) khai báo và xin xác nhận tạm trú với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (công an xã, phường, thị trấn) nơi có cơ sở lưu trú về việc chấp nhận cho người nước ngoài tạm trú tại đây để học tập, làm việc hay lao động tại Việt Nam.

Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, lưu trú cho người nước ngoài năm 2014 quy định, chủ cơ sở lưu trú có người nước ngoài tạm trú phải tiến hành khai báo tạm trú cho người nước ngoài trong thời hạn 12 giờ. Nếu cơ sở lưu trú ở khu vực xa xôi, vùng sâu vùng xa thì thời hạn khai báo tạm trú là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến địa điểm này lưu trú.

Hiện tại, có 2 cách phổ biến để khai báo tạm trú cho người nước ngoài:

  • Khai báo tạm trú trực tuyến thông qua trang thông tin điện tử
  • Khai báo bằng phiếu khai báo tạm trú.

Đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài là gì?

Đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài hay còn gọi là giấy xác nhận tạm trú cho người nước ngoài. Đơn này được xin khi bạn chuyển đến một nơi lưu trú mới (không thuộc hộ khẩu thường trú) để học tập, làm việc, sinh sống. Đơn xin xác nhận tạm trú cần điền đầy đủ các thông tin, sau đó gửi đến Cơ quan thẩm quyền là Công an xã, phường nơi bạn đăng ký tạm trú để xác nhận.

Ngoài ra, nếu người nước ngoài muốn lưu trú dài hạn ở Việt Nam, thay vì đăng ký tạm trú, bạn có thể xin cấp thẻ tạm trú để được ở Việt Nam lâu dài mà không phải gia hạn tạm trú nhiều lần.

Những nội dung trong đơn xin xác nhận tạm trú

Mẫu giấy xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài được chia thành 5 phần khác nhau.

Phần 1: Thông tin cá nhân của người xin giấy xác nhận tạm trú

Phần đầu tiên yêu cầu điền đầy đủ các thông tin về họ tên, giới tính, ngày sinh, quốc tịch, tôn giáo, hộ chiếu, nghề nghiệp, nơi làm việc trước khi đến Việt Nam và nơi làm việc tại Việt Nam, trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn, trình độ tiếng Việt, mục đích nhập cảnh, thời gian nhập cảnh, địa chỉ tạm trú tại Việt Nam,…

Phần 2: Quá trình hoạt động của người đăng ký xác nhận tạm trú

Người xin tạm trú nêu rõ quá trình sinh sống, làm việc, học tập của bản thân từ năm 18 tuổi cho đến thời điểm điền mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài. Các nội dung cần cung cấp như nơi đã từng học tập, đi làm ở những công ty nào – trong thời gian bao lâu, có tham gia các tổ chức xã hội, chính trị hay giữ chứng vụ gì,…

Phần 3: Phần thân nhân

Trong phần này, bạn liệt kê cụ thể từng thành viên trong gia đình, từ họ tên, ngày sinh, quốc tịch, quan hệ gia đình đến chỗ ở hiện tại của bố mẹ, anh chị em.

Phần 4: Khả năng đảm bảo cuộc sống khi cho phép tạm trú

Trình bày khả năng đảm bảo về chỗ ở và tài chính nếu cho phép tạm trú. Đối với chỗ ở cần có người bảo lãnh cung cấp nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh người xin tạm trú đã mua căn hộ đó. Đối với tài chính, cần nêu rõ có người chi trả hoặc cung cấp tài chính hoặc mức thu nhập của người xin tạm trú.

Phần 5: Nội dung đề nghị

Nêu rõ lý do xin tạm trú tại địa chỉ nào (số nhà, đường, phường, quận, thành phố), lý do xin tạm trú (làm việc,…) và cuối cùng là lời cam đoan của người xin tạm trú về mọi thông tin mà bạn đã khai đều chính xác.

Cách điền mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

Trong mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài, bạn cần điền đầy đủ và chuẩn xác các thông tin được yêu cầu:

  1. Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn (nơi người làm đơn muốn tạm trú).
  2. Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn
  3. Ngày sinh: Điền ngày tháng năm sinh của người làm đơn xin tạm trú
  4. Số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp (xem ở mặt sau của chứng minh nhân dân).
  5. Địa chỉ thường trú: Địa chỉ này thường ghi trên sổ hộ khẩu của người làm đơn
  6. Chỗ ở hiện nay: Nơi mà người xin tạm trú đang sinh sống và làm việc
  7. Xác nhận thời gian tạm trú
  8. Lý do: Ghi rõ ràng, cụ thể lý do xin tạm trú tại Việt Nam (để làm việc, học tập,…)
  9. Ký và ghi họ tên rõ. Hoàn thành đơn xác nhận tạm trú cho người nước ngoài, bạn mang đơn này đến Công an xã/ phường để xác nhận.

*Lưu ý khi điền đơn:

Mọi thông tin điền trong đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài cần rõ ràng, chính xác.

Đi kèm mẫu đơn xin tạm trú là 3 ảnh chân dung có kích thước 2*3cm. Ảnh yêu cầu chụp trên phông nền trắng và không đeo kính. Trong đó, 01 ảnh dùng để dán vào mẫu đơn xin xác nhận tạm trú, 2 ảnh còn lại ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau ảnh và để rời bên ngoài.

khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam
khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam

Nội dung khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam, tạm vắng

  • Xuất trình hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện có thị thực);
  • Khai vào bản khai tạm trú theo mẫu;
  • Lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại Công an phường xã sở tại và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho Công an phường, xã sở tại biết;
  • Lưu giữ phiếu khai báo tạm trú cùng danh sách người nước ngoài tạm trú để xuất trình khi có yêu cầu.

Thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam, đăng ký tạm vắng

Thủ tục khai báo tạm vắng

Hồ sơ khai báo tạm vắng bao gồm:

  • Phiếu khai báo tạm vắng
  • Xuất trình chứng minh nhân dân

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú.

Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh, thời hạn giải quyết là 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí khai báo tạm vắng: Không.

Thủ tục đăng ký tạm trú: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

  • Bản khai nhân khẩu;
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký thẻ tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
  •  Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú. 

Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại cục quản lý xuất nhập cảnh

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:
  2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.

Thời gian nộp hồ sơ:

– Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).  

Bước 3: Nhận kết quả:

a) Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, thì yêu cầu nộp lệ phí sau đó ký nhận và trao thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả (kể cả không được giải quyết).

b) Thời gian trả kết quả:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật). 

– Thành phần, số lượng hồ sơ khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA6 đối với cơ quan, tổ chức, NA7 đối với cá nhân);

b) Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (NA8)

c) Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ như: giấy phép lao động, giấy xác nhận là Trưởng Văn phòng đại diện, thành viên Hội đồng quản trị hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh đủ điều kiện cấp thẻ tạm trú;

đ) 02 ảnh cỡ 3×4 cm (01 ảnh dán vào tờ khai, 01 ảnh rời);

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

– Thời hạn giải quyết: không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ tạm trú.

– Lệ phí (nếu có):

+ Thẻ tạm trú có giá trị 01 năm: 80 USD/1 thẻ

+ Thẻ tạm trú có giá trị trên 01 năm đến 2 năm: 100 USD/thẻ.

+ Thẻ tạm trú có giá trị trên 2 năm đến 3 năm: 120 USD/thẻ.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

+ Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA6 đối với cơ quan, tổ chức, NA7 đối với cá nhân);

+ Bản khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu NA8);

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Cơ quan, tổ chức khi đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài cần phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

a) Giấy phép hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức (có công chứng);

b) Văn bản đăng ký hoạt động của tổ chức (có công chứng) do cơ quan có thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;

c) Văn bản giới thiệu, con dấu, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức; 

Việc nộp hồ sơ trên chỉ thực hiện một lần. Khi có thay đổi nội dung trong hồ sơ thì doanh nghiệp phải có văn bản thông báo cho Cục Quản lý Xuất nhập cảnh để bổ sung hồ sơ.

Người nước ngoài nhập cảnh có mục đích hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, và không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh” quy định tại, thì được xem xét cấp thẻ tạm trú có giá trị từ 1 năm đến 3 năm. Trong những trường hợp sau đây thì không cấp thẻ tạm trú:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;

b) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;

c) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế;

d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.

– Căn cứ pháp lý của thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam:

+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).

+ Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

+ Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

Trên đây là bài viết tư vấn về khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hà Nam của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139