Hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tncn

hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tncn

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc người nộp thuế kê khai để xác định số tiền thuế phải nộp của năm liền trước, từ đó xác định số tiền thuế còn thiếu hoặc nộp thừa để làm căn cứ hoàn thuế. Vậy hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tncn là bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho kỳ tính thuế 2021 như sau:

– Thời hạn quyết toán thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công chậm nhất là ngày 31/3/2022.

– Thời hạn quyết toán thuế đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế chậm nhất là ngày 30/4/2022.

Căn cứ Công văn 636/TCT-DNNCN thì thời hạn chậm nhất phải quyết toán thuế cho thu nhập nhận được trong năm 2021 là ngày 02/5/2022. Tuy nhiên, vẫn nên thực hiện trước ngày 30/4/2022 để tránh trường hợp không kịp quyết toán do bị dồn hồ sơ.

Đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN, những đối tượng sau phải quyết toán thuế TNCN:

(1) Tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công;

(2) Ủy quyền quyết toán thuế TNCN;

(3) Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

 5 trường hợp không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ không phải quyết thuế TNCN:

(1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.

(2) Cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN và không phải nộp hồ sơ miễn thuế.

Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Theo tiết d.2 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập nếu thuộc các trường hợp được ủy quyền.

Để ủy quyền quyết toán thuế thì cá nhân cần thực hiện theo 02 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu ủy quyền quyết toán thuế

Tải và điền thông tin theo mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Bước 2: Gửi giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, hồ sơ quyết toán thuế TNCN được quy định như sau:

* Đối với tổ chức, cá nhân trả tiền lương, tiền công

(1) Tờ khai thuyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/QTT-TNCN.

(2) Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần theo mẫu số 05-1/BK-QTT-TNCN.

(3) Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần theo mẫu số 05-2/BK-QTT-TNCN.

(4) Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo mẫu số 05-3/BK-QTT-TNCN.

* Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế

Thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Thủ tục đối với cá nhân tự quyết toán thuế

* Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế tại cơ quan thuế

Gồm 02 bước:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công tại 01 nơi và thuộc diện tự khai thuế trong năm thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân trực tiếp khai thuế trong năm theo quy định sau:

– Cá nhân cư trú do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN nhưng chưa khấu trừ thuế thì cá nhân nộp hồ sơ khai thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trả từ nước ngoài thì cá nhân nộp hồ sơ khai thuế đến cơ quan thuế quản lý nơi cá nhân phát sinh công việc tại Việt Nam. Trường hợp nơi phát sinh công việc của cá nhân không ở tại Việt Nam thì cá nhân nộp hồ sơ khai thuế đến cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

* Quyết toán thuế TNCN qua mạng.

Thủ tục quyết toán thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập

Kế toán thực hiện quyết toán thuế TNCN qua phần mềm kế toán của đơn vị hoặc thông qua phần mềm hỗ trợ kê khai của Tổng cục Thuế.

Mức phạt khi chậm quyết toán thuế thu nhập

Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy theo thời gian chậm quyết toán mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (mức thấp nhất là 02 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng).

Lưu ý: Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với mọi khoản thu nhập

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tuy nhiên, không phải tất cả cá nhân đều phải nộp thuế, mà chỉ người có thu nhập tính thuế mới phải nộp thuế.

Hay nói cách khác, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Từ ngày 01/7/2020, khi Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực thì mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau:

Khoản giảm trừ

Mức giảm trừ cũ

Mức giảm trừ mới

Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế

09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm)

11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc

3.6 triệu đồng/tháng

4.4 triệu đồng/tháng

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Theo đó, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng khi doanh thu trên 100 triệu đồng/năm.

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ (%)

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ (%)

Trong đó,

– Doanh thu tính thuế:

+ Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Nếu cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

+ Nếu cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:

TT

Ngành, nghề

Tỷ lệ thuế GTGT

Tỷ lệ thuế TNCN

1

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0,5%

2

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

2%

3

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1,5%

4

Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%

Thuế thu nhập cá nhân khi cho thuê tài sản

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC đối tượng và điều kiện nộp thuế thu nhập cá nhân với hoạt động cho thuê tài sản được quy định như sau:

* Đối tượng nộp thuế

Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm:

– Cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú;

hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tncn
hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tncn

– Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;

– Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

* Thu nhập phải nộp thuế

Cá nhân cho thuê tài sản mà có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

* Công thức tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế x 5%

Trong đó, doanh thu tính thuế xác định như sau:

– Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.

– Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Thuế thu nhập cá nhân từ nhận thừa kế, quà tặng

* Đối tượng nộp thuế

Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ quà tặng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:

– Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định;

– Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: Vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân…

– Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai…

– Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; thuyền, kể cả du thuyền…

* Công thức tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng

Theo Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.

Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Nếu không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2%

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn

Theo Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thuế thu nhập các nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn

* Chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x 20%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, công thức như sau:

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua – Chi phí được trừ

* Chuyển nhượng chứng khoán

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x 0,1%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền

Theo Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x 5%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng

Nếu đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thuế thu nhập cá nhân từ nhượng quyền thương mại

Căn cứ Điều 14 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

Trong đó, thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tncn Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139