Giấy chứng minh công an nhân dân

giấy chứng minh công an nhân dân

Giấy chứng minh Công an nhân dân là gì? Xử phạt hành vi làm giả chứng minh công an nhân dân như thế nào?

Giấy chứng minh Công an nhân dân là gì?

Căn cứ vào Điều 1, Điều 2 Nghị định 59/2008/NĐ-CP có quy định về Giấy chứng minh Công an nhân dân như sau:

“Điều 1. Giấy chứng minh Công an nhân dân

Giấy chứng minh Công an nhân dân là loại giấy chỉ cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.

Điều 2. Đối tượng được cấp Giấy chứng minh Công an nhân dân

Giấy chứng minh Công an nhân dân cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.

Giấy chứng nhận cấp cho hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên; nhân viên tạm tuyển đang phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.”

Như vậy, Giấy chứng minh Công an nhân dân là loại giấy chỉ cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế độ chuyên nghiệp.

Xử phạt hành vi làm giả giấy chứng minh công an nhân dân như thế nào?

Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân như sau:

“Điều 20. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”

Như vậy, căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý như trên.

Hành vi làm giả giấy chứng minh công an nhân dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì hành vi làm giả chứng minh công an nhân dân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, người có hành vi làm giả giấy chứng minh công an nhân dân có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Số chứng minh nhân dân là gì?

Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh nhân, số chứng minh nhân dân gồm 9 số hoặc 12 số tự nhiên nằm ở phần mặt trước chứng minh nhân dân, do Bộ Công an cấp và quản lý thông nhất trên toàn quốc.

Số chứng minh nhân dân được sử dụng để ghi vào một số loại giấy tờ khác nhau của công dân như sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận kết hôn…

Khi có một số thông tin thay đổi trên chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân bị mất thì sẽ thực hiện theo thủ tục đổi, cấp lại giấy chứng minh nhân dân khác nhưng số chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên theo số đã được ghi trên chứng minh nhân dân đã cấp.

Tuy nhiên, đối với trường hợp đổi chứng minh nhân dân vì có sự thay đổi nơi đăng ký thường trú từ tỉnh, thành phố này sang một tỉnh, thành phố khác sẽ có 02 số đầu của chứng minh là mã tỉnh, thành phố nơi cấp nên số chứng minh nhân dân sẽ thay đổi theo.

Đồng thời, khi đổi chứng minh nhân dân từ 9 số sang 12 số thì số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân sẽ được thay bằng số mới có 12 số (Đổi từ chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân sẽ vẫn giữ nguyên số cũ).

Như vậy, số chứng minh nhân dân thay đổi khi có sự thay đổi theo các trường hợp sau:

– Cấp đổi chứng minh nhân dân 9 số (sang chứng minh nhân dân 9 số mới) do nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Cấp đổi từ chứng minh nhân dân 9 số sang chứng minh nhân dân 12 số;

– Cấp đổi từ chứng minh 9 số sang thẻ Căn cước công dân.

Ý nghĩa số chứng minh nhân dân

Hiện nay, khi làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân được thay thế bởi căn cước công dân. Số của thẻ căn cước công dân chính số định danh cá nhân.

Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Chứng minh nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân:

Theo Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2016: Trong thời gian sắp tới, toàn bộ Chứng minh nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân. Thời hạn phổ cập thẻ Căn cước công dân trên toàn quốc do thủ tướng chính phủ chỉ đạo là 01/01/2020. Đồng thời, sắp tới công dân sẽ được cấp đổi thẻ Căn cước công dân theo mẫu mới có gắn chip theo quy định mới. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển đổi này, công dân vẫn được phép sử dụng chứng minh nhân dân để thực hiện các giao dịch (nếu còn hạn).

giấy chứng minh công an nhân dân
giấy chứng minh công an nhân dân

Thay đổi chứng minh nhân dân

Mỗi người chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân (CMND) và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục cấp đổi, cấp lại nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp – theo khoản 4 mục I Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13).

Tuy nhiên, trường hợp đổi CMND do thay đổi nơi đăng ký thường trú từ tỉnh, thành phố này sang tỉnh, thành phố khác thì số CMND 9 số có sự thay đổi (do 02 số đầu của CMND là mã tỉnh, thành phố nơi cấp).

Đồng thời, khi đổi CMND từ 9 số sang 12 số hoặc thẻ Căn cước công dân thì số CMND sẽ được thay bằng số mới có 12 số (Đổi từ CMND 12 số sang thẻ Căn cước công dân sẽ vẫn giữ nguyên số cũ).

Như vậy, số CMND sẽ thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Cấp đổi CMND 9 số (sang CMND 9 số mới) do chuyển hộ khẩu ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Cấp đổi từ CMND 9 số sang CMND 12 số;

Cấp đổi từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân.

Từ ngày 01/01/2016, dừng cấp CMND 12 số và chuyển sang cấp thẻ Căn cước công dân tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo đó, hiện nay, chỉ còn cấp CMND 9 số (tại 47 tỉnh, thành) và thẻ Căn cước công dân (tại 16 tỉnh, thành), dự kiến từ ngày 01/01/2020 sẽ thực hiện cấp Căn cước công dân trên cả nước.

Xác nhận số CMND khi cấp thẻ Căn cước công dân

+ Đối tượng thực hiện:

Người đã được cấp CMND 9 số có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân hoặc cấp đổi, cấp lại CMND 9 số, 12 số tại 16 tỉnh, thành đang cấp thẻ Căn cước công dân.

Từ ngày 18/11/2019, mọi trường hợp chuyển từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân đều được cấp Giấy xác nhận số CMND.

+ Trình tự, thủ tục:

Bước 1: Mang theo Sổ hộ khẩu, điền thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân, ghi “có” tại mục 22. Yêu cầu của công dân: Xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh hoặc Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Điền Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân theo mẫu CC02.

Bước 3: Trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

+ Cơ quan thực hiện:

Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện;

Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh;

Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

+ Thời hạn giải quyết:

Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân

Đối tượng thực hiện:

Người đã được cấp thẻ Căn căn cước công dân mà chưa có Giấy xác nhận số CMND hoặc mất Giấy xác nhận số CMND đã cấp

+ Trình tự, thủ tục:

Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân có nhu cầu được cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân chuẩn bị hồ sơ:

Thẻ Căn cước công dân;

CMND 12 số đã bị cắt góc (nếu có);

CMND 9 số đã bị cắt góc (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh hoặc Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Bước 3: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Từ ngày 18/11/2019, thủ tục cấp Giấy xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số CMND hoặc bị mất Giấy xác nhận số CMND thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận số CMND (mẫu CC13 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCA);

– Bản sao thẻ Căn cước công dân;

– Bản sao CMND 9 số (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh hoặc Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Xuất trình bản chính thẻ Căn cước công dân để đối chiếu.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả; hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

+ Cơ quan thực hiện:

Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện;

Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh;

Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

+ Thời hạn giải quyết:

Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Trên đây là bài viết tư vấn về giấy chứng minh công an nhân dân của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139