Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được xem là loại hình có nhiều ưu điểm vượt trội (cơ cấu đơn giản, chế độ tài sản ít chịu rủi ro) và được nhiều người lựa chọn để kinh doanh.
Nhưng để thành lập được bạn cần đảm bảo các điều kiện thành lập của loại hình công ty này. Vậy điều điều kiện thành lập công ty tnhh 1 thành viên là gì? Cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu để có câu trả lời chính xác nhất qua bài viết sau đây.
Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên cơ bản gồm những gì?
Điều kiện về chủ thể:
Chủ thể được phép thành lập công ty TNHH 1 thành viên là 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp tiến hành bỏ vốn thành lập doanh nghiệp.
Tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp không có quyền quản lý và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam (theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh Nghiệp) thì sẽ không được phép thành lập công ty TNHH 1 thành viên.
Điều kiện về vốn
Loại hình doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên không quy định số vốn pháp định nên không đặt ra điều kiện về vốn cho loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tùy vào từng ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp mà luật chuyên ngành sẽ quy định những mức vốn pháp định khác nhau phù hợp với vai trò điều tiết và quản lý của Nhà nước.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Pháp luật Việt Nam chia các ngành nghề kinh doanh ra làm ba loại là:
– Ngành nghề cấm kinh doanh
– Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
– Các ngành nghề còn lại (kinh doanh tự do)
Theo đó, các doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề mà nhà nước cấm kinh doanh nếu không có sự cho phép từ cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định để đủ điều kiện được cấp phép kinh doanh.
Các điều kiện khác
Ngoài các điều kiện cơ bản nêu trên, khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
Tên doanh nghiệp: tuân thủ theo quy định của pháp luật, không rơi vào các trường hợp bị cấm hoặc gây nhầm lẫn.
Trụ sở chính của doanh nghiệp phải rõ ràng, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Đặc biệt, khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chuẩn bị thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Bước 1: Chuẩn bị thông tin công ty TNHH một thành viên
Các thông tin cần chuẩn bị bao gồm:
Chuẩn bị địa chỉ trụ sở doanh nghiệp
– Địa chỉ trụ sở chính thì phải nằm trong lãnh thổ VN và nội dung địa chỉ khi được xác định bao gồm: ngõ phố, ngách, hẻm, số nhà, đường, phố hay xóm, thôn, ấp, xã, thị trấn, phường, quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc thành phố, tỉnh mà trực thuộc tại trung ương.
Ví dụ: Địa chỉ phải rõ ràng như 207A Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, TPHCM
Hoặc 12/23/481 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TPHCM.
– Địa chỉ công ty có thể đặt tại nhà riêng, tuy nhiên, nhà riêng phải là nhà độc lập, không được là khu chung cư, nhà tập thể dùng để ở. Một số trường hợp, tầng trệt của chung cư có thể đặt địa chỉ công ty, nhưng lúc này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Do vậy, nếu bạn đăng ký địa chỉ là Tầng 5, chung cư Ánh Sao, Phường 10, Quận 12, TPHCM thì sẽ không được chấp nhận.
– Bạn có thể thuê địa chỉ để đặt trụ sở công ty, trường hợp này cho phép công ty bạn đặt chung địa chỉ với những công ty khác.
Tức là, dù công ty A đã đặt địa chỉ tại 90/872 Lạc Long Quân, Phường 11, Quận Tân Bình, TPHCM rồi thì công ty của bạn vẫn có thể đăng ký đặt địa chỉ tại đây.
Chuẩn bị đặt tên công ty TNHH 1 thành viên
– Tên công ty TNHH MTV là một phần rất quan trọng cần quan tâm khi chuẩn bị thông tin công ty. Bởi lẽ bạn sẽ phải tuân thủ đúng những quy định về việc đặt tên công ty. Do vậy, việc bạn muốn tùy tiện đặt một cái tên hoặc chọn một cái tên mình thích để làm tên công ty cũng cần phải tuân thủ theo những yêu cầu cơ bản như:
+ Tên công ty phải có đầy đủ 02 yếu tố đó là: loại hình công ty và tên riêng. Ở đây tên công ty sẽ bắt đầu bằng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên + tên riêng. Ví dụ:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu Đông Anh
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Ban Trắng
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên may mặc Hòa Thọ
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nha khoa KIM
+ Tên công ty phải đảm bảo không trùng lặp, không gây nhầm lẫn. Để đảm bảo không trùng tên với công ty khác, ở bước này, bạn cần tiến hành tra cứu tên công ty bằng cách lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, sau đó nhập tên công ty mình vào mục tìm kiếm ngay bên phải trang. Trang web sẽ trả kết quả những tên công ty trùng với tên công ty của bạn nếu có.
Ví dụ, bạn muốn đặt tên công ty của mình là Hòa Phát, nhưng khi bạn tra cứu thì đã có công ty tên là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hòa Phát rồi thì bạn không thể sử dụng tên này nữa.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn dùng tên này thì có thể đặt thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Slogan Hòa Phát…
Hãy lưu ý, là không thể sử dụng tên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hòa Phát 1 hay Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Hòa Phát. Vì nó được xem là tên gây nhầm lẫn.
+ Không được dùng tên cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng vũ trang, quân đội làm tên công ty.
– Tên doanh nghiệp khi ghi trong điều lệ công ty thì thường được ghi rõ ràng cả tên Tiếng Việt, Tên Tiếng Anh (nếu có), tên viết tắt (nếu có). Ví dụ như:
Tên Công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Long Phát
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Long Phát Limited Company
Tên Công ty viết tắt: Công ty TNHH MTV Long Phát
Người đại diện cho pháp luật công ty TNHH Một thành viên
Người đảm nhận chức vụ người đại diện pháp luật cho công ty có thể là giám đốc, tổng giám đốc, quản lý của công ty.
Đây sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với công ty. Thông tin của người đại diện pháp luật sẽ được ghi cụ thể ở điều lệ công ty và giấy phép đăng ký kinh doanh.
Ví trí người đại diện pháp luật có thể thay đổi sau khi thành lập doanh nghiệp. Khi thành lập công ty cần chuẩn bị Hộ chiếu hay CMND có chứng thực của người đại diện pháp luật (Đối với CMND phải không quá thời gian là 15 năm và được công chứng không quá 03 tháng).
Vốn điều lệ công ty TNHH Một thành viên
– Việc kê khai vốn điều lệ khi mở công ty tnhh 1 thành viên là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi vì không phải ai cũng biết phải kê khai vốn điều lệ công ty như thế nào? Hay kê khai vốn điều lệ bao nhiêu?
– Trên thực tế, vốn điều lệ công ty tnhh MTV sẽ tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Điều này được hiểu cụ thể như sau:
Nếu công ty kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn ký quỹ hay vốn pháp định, vậy thì việc kê khai vốn điều lệ bao nhiêu sẽ do chủ công ty hoàn toàn quyết định.
dụ, bạn có thể kê khai vốn điều lệ là 10 triệu, 200 triệu, 700 triệu, 1 tỷ hoặc 10 tỷ…mà không nhất thiết phải chứng minh là bạn có số tiền này. Tức là bạn có thể mở công ty chỉ với 10, 20 hay 100 triệu…, miễn sao bạn đủ giỏi.
Tuy nhiên, nếu trường hợp mà công ty kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ, vốn pháp định thì số vốn điều lệ tối thiểu cần kê khai sẽ phải bằng với mức vốn pháp định mà ngành nghề đó quy định.
Ví dụ, nếu bạn đăng ký kinh doanh ngành nghề lữ hành quốc tế, ngành nghề này yêu cầu vốn pháp định là 500 triệu đồng, thì bạn cần kê khai vốn điều lệ tối thiểu là 500 triệu đồng. Hơn nữa, phải chứng minh được bạn có đủ số tiền này theo đúng quy định.
Một thắc mắc nữa mà chúng tôi xin được giải đáp cho bạn, đó là về vấn đề nên kê khai vốn điều lệ cao hay thấp? Cụ thể, thực tế, bạn không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp, vì đôi khi nó sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty và giảm sự tin tưởng đối với công ty của bạn trong mắt đối tác, khách hàng.
Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải kê khai vốn quá cao, vì nếu là ngành nghề có điều kiện về vốn, bạn sẽ rất vất vả trong việc chứng minh nguồn vốn hay điều kiện tài chính của mình.
Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty TNHH Một thành viên
– Vấn đề tiếp theo mà bạn cần lưu ý đó chính là ngành nghề đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, một công ty có thể kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau.
Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu rõ mã ngành nghề mà công ty dự định đăng ký và xem xét về ngành nghề đó có thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện hay không (Ví dụ như: điều kiện đối với chứng chỉ về hành nghề, điều kiện đối với vốn pháp định, Điều kiện đối với giấy phép con …) để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục cần thiết.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- 01 bản dự thảo về điều lệ của công ty TNHH Một thành viên
- Danh sách thành viên sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức/ cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với thành viên/ cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
- Mục lục hồ sơ, Bìa hồ sơ và Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình chủ tịch công ty.
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình hội đồng thành viên.
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
- Mục lục hồ sơ, Bìa hồ sơ và Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 3: Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & đầu tư
– Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn tất, doanh nghiệp mang hồ sơ nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc nơi đặt trụ sở công ty. Sau thời gian là 03 đến 05 ngày làm việc, khi hồ sơ đã được hợp lệ thì công ty sẽ được cấp Bản chính của giấy phép về đăng ký hoạt động kinh doanh.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản thông báo lý do.
Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn về điều kiện thành lập công ty tnhh 1 thành viên, bạn vui lòng liên hệ đến Luật Trần và Liên Danh để nhận được tư vấn chi tiết hơn.