Việc thành lập hộ kinh doanh cá thể mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân tổ chức kinh doanh. Do đó mà nhu cầu thành lập ngày càng nhiều, tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm rõ được các quy định về trình tự thủ tục của vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh để được hướng dẫn một cách chi tiết về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Tuyên Quang.
Hộ kinh doanh cá thể (hộ kinh doanh gia đình) là gì?
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
Đặc điểm của hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu muốn, chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu; trên đó có tên hộ kinh doanh, địa chỉ hộ kinh doanh và mã số thuế.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh tạm thời; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Đăng ký kinh doanh hộ cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Không bị giới hạn số lao động tối đa.
Đặc điểm riêng biệt của tư vấn pháp lý dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Không giống như các thông tin pháp lý, tư vấn pháp lý liên quan đến tư vấn bằng văn bản hoặc bằng miệng về một vấn đề pháp lý mà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người nhận được tư vấn.
Ngoài ra, tư vấn pháp lý thực tế đòi hỏi phải phân tích toàn diện vấn đề và dựa trên các quy định của pháp luật để áp dụng cho tình hình cụ thể của từng người, từng vụ việc – trái ngược với suy đoán dựa trên những sự kiện chung chung.
Tư vấn pháp lý thực sự tạo thành một thỏa thuận giữa luật sư, người có chuyên môn về pháp luật và khách hàng dựa trên một vấn đề pháp lý cụ thể các khách hàng đang gặp phải.
Tư vấn pháp lý về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Tuyên Quang giúp người được tư vấn:
Hiểu đầy đủ về các thông tin, quy định của pháp luật mà ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được tư vấn
– Dự đoán một kết quả, vụ việc liên quan đến lợi ích pháp luật, vụ án, thông tin cũng như các dịch vụ…
– Đưa ra cho khách hàng những giải pháp cho một công việc, hành vi cụ thể nhằm mạng lại lợi ích lớn nhất
– Định hướng đến giải pháp tối ưu liên quan đến việc xử lý các vấn đề khách hàng gặp phải
Một số lưu ý về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gia đình theo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Tuyên Quang
Về chủ thể được quyền thành lập hộ kinh doanh
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Về quyền và nghĩa vụ của chủ thể đăng ký hộ kinh doanh
- Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
- Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Về địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Về đặt tên hộ kinh doanh
Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cách đặt tên khi thành lập hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” + Tên riêng của hộ kinh doanh.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Về ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
- Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt cả quá trình hoạt động.
- Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì hộ kinh doanh sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra thông báo tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Bạn cũng có thể tham khảo những điều khoản sử dụng và chính sách bảo mật của chúng tôi liên quan đến Bảng giá dịch vụ kế toán dưới đây.
Về việc đăng ký thuế cho hộ kinh doanh
– Cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện đăng ký thuế cho hộ kinh doanh tùy theo từng địa phương.
– Hộ kinh doanh cần chuẩn bị: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể và CMND hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
– Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế môn bài dựa theo thu nhập; cụ thể thuế môn bài được nộp cho cả năm theo các mức sau đây:
-
- Thu nhập hơn 1.500.000 đồng/tháng: nộp 1 triệu đồng.
- Thu nhập từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng/tháng: nộp 750.000 đồng.
- Thu nhập từ trên 750.000 đồng – 1.000.00 đồng/tháng: nộp 500.000 đồng.
- Thu nhập từ trên 500.000 đồng – 750.000 đồng/tháng: nộp 300.000 đồng.
- Thu nhập trên 300.000 – 500.000 đồng/tháng: nộp 100.000 đồng.
- Thu nhập từ 300.000 đồng/tháng trở xuống: nộp 50.000 đồng.
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (gia đình), dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Tuyên Quang
Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Trường hợp thuê mượn địa điểm kinh doanh thì xuất trình thêm giấy thỏa thuận thuê mượn; hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng kinh doanh đã được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp giấy thỏa thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng không công chứng hoặc chứng thực thì xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của bên cho thuê, mượn mặt bằng.
Những câu hỏi quan trọng về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Tuyên Quang
Hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế không?
Theo khái niệm về hộ kinh doanh cá thể, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ với quy mô nhỏ như vậy thì không cần đóng thuế và đương nhiên cũng không cần có mã số thuế. Tuy nhiên, theo Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì hộ kinh doanh là một trong những đối tượng phải đóng thuế. Tại điểm i, khoản 1, điều 2 “Đối tượng áp dụng” đã nêu rõ:
“…i) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu) (sau đây gọi là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh)”.
Như vậy, hộ kinh doanh gia đình là một trong những đối tượng phải nộp thuế. Chính vì vậy, nếu đăng ký kinh doanh ở hình thức này, bắt buộc phải có mã số thuế.
Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?
Nếu bạn hiểu rõ khái niệm hộ kinh doanh là gì thì bạn sẽ biết hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Theo quy định, pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình, mà hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mô hình này không thể có tư cách pháp nhân.
Do vậy, hộ kinh doanh không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.
Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?
Hộ kinh doanh gia đình không được quyền làm và sử dụng con dấu tròn. Trong trường hợp có giao dịch ký kết với một bên khác thì chỉ có thể sử dụng dấu vuông, dấu chữ ký, dấu logo. Nó nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin doanh nghiệp (Địa chỉ, mã số thuế, số ĐKKD…) chứ không thể sử dụng như dấu pháp nhân theo quy định.
Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?
Doanh nghiệp là gì? Hộ kinh doanh là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, về nguyên tắc chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ kể cả tài sản không đem vào kinh doanh,chịu trách nhiệm toàn bộ khoản nợ. Trong khi đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với khoản vốn điều lệ đăng ký, nếu kinh doanh thua lỗ thì chịu sự chi phối của Luật phá sản.
Đăng kí doanh nghiệp và hộ kinh doanh như thế nào?
Việc thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp về mặt pháp lý đều là thủ tục xin giấy phép. Tuy nhiên, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp do cá nhân hoặc tổ chức đứng tên, do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh cấp và do cục thuế tỉnh hoặc chi cục thuế quận quản lý tùy theo mô hình hoạt động doanh nghiệp đó. Còn hộ kinh doanh cá thể thì giấy phép kinh doanh do cá nhân đứng tên đăng ký tại UBND quận, và thuế quận quản lý.
Hộ kinh doanh không có đủ tư cách pháp nhân, không có hình dấu tròn, không cần vốn pháp định, theo chế độ thuế khoán, không viết hóa đơn GTGT, không làm báo cáo tài chính cho sở thuế cũng như không ký kết các hợp đồng kinh tế. Trong khi đó doanh nghiệp thì được pháp luật quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về số vốn, chế độ thuế và dấu tròn doanh nghiệp và được ký kết các hợp đồng kinh tế.
Với những điểm nổi bật trên thì có thể thấy rằng hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh có phải đóng thuế không?
Bạn đang lo lắng nếu đăng ký kinh doanh thì hộ kinh doanh phải nộp thuế gì? Với mô hình này, bạn cần đóng thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán, áp dụng với hộ kinh doanh có thu nhập >100 triệu đồng/năm. Với đối tượng hộ kinh doanh có thu nhập >100 triệu đồng/năm, doanh nghiệp cần đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Tuyên Quang của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.