Công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty được thành lập tại Việt Nam bởi các nhà đầu tư là người nước ngoài và thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ. Do đó sẽ có các ưu và nhược điểm riêng. Cùng với đó, pháp luật cũng quy định chặt chẽ về thủ tục thành lập. Để giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này, Luật Trần và Liên danh trân trọng gửi đến quý khách hàng bài viết dịch vụ thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Hưng Yên.
Doanh nghiệp nước ngoài là gì?
Để hiểu Doanh nghiệp nước ngoài là gì, cần phải tìm hiểu các quy định của Luật đầu tư 2020. Điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định
+ Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh .
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Từ những định nghĩa này có thể hiểu, Doanh nghiệp nước ngoài (hay Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Đặc điểm của Doanh nghiệp nước ngoài là gì?
Về cơ bản Doanh nghiệp nước ngoài là một loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Là một loại hình đầu tư mang tính ổn định, bền vững và có tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất, Doanh nghiệp nước ngoài có các đặc điểm chung giống như các doanh nghiệp thông thường khác, bao gồm các đặc điểm về hình thức tổ chức, cơ cấu tổ chức, tư cách pháp lý. Điều này có nghĩa là Doanh nghiệp nước ngoài phải được tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên; và công ty cổ phần.
Thứ hai, điều kiện riêng đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
+ Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, cần xem xét đến các ngành nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
Khoản 10 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về tỉ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư như sau: Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:
- Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;
- Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
- Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.
Ngoài các trường hợp trên, pháp luật không giới hạn tỉ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong công ty vốn đầu tư nước ngoài.
+ Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Câu hỏi thường gặp về dịch vụ thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Hưng Yên
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:
Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?
- Thành lập công ty tại Việt Nam với 100% vốn nước ngoài.
- Cùng góp vốn để thành lập công ty liên doanh với nhà đầu tư Việt Nam.
- Mua cổ phần vốn góp của công ty Việt Nam.
- Thực hiện đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Thành lập công ty vốn nước ngoài theo cách nào nhanh nhất?
Hai cách thức thành lập công ty vốn nước ngoài, thì thủ tục đăng ký cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn, cổ phần trong công ty Việt Nam để chuyển đổi thành công ty vốn nước ngoài là phương thức triển khai nhanh và dễ dàng nhất. Thủ tục nên thực hiện theo trình tự:
- Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam;
- Bước 2: Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa và các giấy phép điều kiện kinh doanh khác nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Phương thức này chỉ là nhận định khách quan cho thủ tục thành lập công ty nước ngoài chung, bởi nhiều công ty nước ngoài triển khai sản xuất, gia công hoặc dự kiến vay vốn nước ngoài trong quá trình kinh doanh nên cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hoạt động. Khi đó lựa chọn thực hiện thành lập công ty nước ngoài mới gắn với việc xin cấp GCN đăng ký đầu tư sẽ là bắt buộc. Chúng tôi căn cứ theo nhu cầu thực tế của khách hàng để đưa ra hướng triển khai nhanh và tốt nhất.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?
Có, nhưng công ty có vốn nước ngoài cũng chỉ được hưởng những ưu đãi đầu tư như các doanh nghiệp tại Việt Nam mà thôi.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải đóng các loại thuế giống như công ty Việt Nam là: thuế VAT, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu thập doanh nghiệp. Đối với người lao động nước ngoài thuế thu nhập cá nhân được tính theo thu nhập toàn cầu.
Thành lập công ty vốn nước ngoài phải gắn với xin cấp GCN đầu tư khi nào?
Luật đầu tư 2020 ghi nhận hai cách thức thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: Đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài theo Điều 22 và Đăng ký cho người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo Điều 24. Theo đó khi thực hiện việc đăng ký thành lập công ty vốn nước ngoài mới sẽ phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ưu điểm khi thành lập công ty TNHH cho người nước ngoài so với công ty cổ phần?
Kinh nghiệm tư vấn thành lập công ty nước ngoài Luật sư của Luật Trần và Liên danh thấy rằng loại hình công ty TNHH sẽ phù hợp hơn với nhà đầu tư nước ngoài, bởi:
- Công ty cổ phần luôn được mọi người quan niệm rằng khả năng huy động vốn nhanh theo Luật doanh nghiệp 2020 tuy nhiên đối với nhà đầu tư nước ngoài thì ưu điểm này hầu như không có giá trị bởi: Phương thức huy động vốn chủ yếu của công ty vốn nước ngoài đặc biệt là công ty có chủ sở hữu là pháp nhân nước ngoài thường sử dụng là đăng ký khoản vay ngắn hạn, khoản vay trung và dài hạn nước ngoài từ công ty mẹ. Đối với nguồn vốn vay này được Ngân hàng nhà nước xem xét chấp thuận dựa trên số vốn huy động quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó việc công ty vốn nước ngoài hoạt động theo mô hình công ty cổ phần hay công ty TNHH về bản chất là như nhau, không có sự khác biệt.
- Công ty cổ phần khi có chuyển nhượng cổ phần không phải thông báo với phòng ĐKKD. Tuy nhiên quy định này chỉ áp dụng cho việc chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư trong nước. Khi chuyển nhượng cổ phần có yếu tố nước ngoài thì đều phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng ĐKKD, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ vốn góp trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy dù hoạt động theo mô hình công ty cổ phần hay công ty TNHH thì việc chuyển nhượng vốn của người nước ngoài vẫn phải đăng ký như nhau.
- Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đều phải chuyển tiền thông qua tài khoản vốn đầu tư do công ty lập ra, do đó thành lập công ty TNHH hay thành lập công ty cổ phần thì họ đều phải góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày theo phương thức chuyển khoản. Trường hợp thời hạn góp đủ vốn dài hơn 90 ngày thì nội dung này phải được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy loại hình doanh nghiệp cũng không tạo ưu thế về thời hạn góp vốn và phương thức góp vốn.
- Khi chuyển nhượng cổ phần sẽ bị tính thuế 0,1% (Xem: Cách tính thuế từ chuyển nhượng cổ phần), nhưng chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH mà ngang giá thì không mất thuế.
- Mô hình kinh doanh phổ biến của các pháp nhân nước ngoài đặc biệt là Hàn Quốc là công ty gia đình, nên bản thân các pháp nhân nước ngoài đa phần đăng ký theo loại hình công ty TNHH (Co.,Ltd). Pháp luật các nước có sự tương đồng nên lựa chọn thành lập công ty TNHH tại Việt Nam cũng giúp ích cho nhà đầu tư dễ quản lý và điều hành kinh doanh.
- Mô hình công ty TNHH có sự bền chặt hơn trong việc ràng buộc các nhà đầu tư với nhau. Đây là điểm cộng nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên nhất bởi họ sang Việt Nam đầu tư kinh doanh không muốn xảy ra tranh chấp, biến động nên cần kiểm soát được việc tự do chuyển nhượng vốn của người góp vốn cùng.
Quan điểm của Luật sư của Luật Trần và Liên danh là áp dụng chung cho các công ty nước ngoài nói chung, tất nhiên một số mô hình kinh doanh cụ thể, một số phương thức kinh doanh cụ thể mà nhà đầu tư mong muốn sẽ phù hợp hơn nếu thành lập công ty cổ phần. Và về mặt thủ tục thành lập công ty nước ngoài thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp không ảnh hưởng đến thời gian và tài liệu cần cung cấp khi triển khai. Nhà đầu tư có yêu cầu tư vấn rõ hơn cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty nước ngoài hãy liên hệ Luật sư của Luật Trần và Liên danh ngay hôm nay để được trợ giúp.
Mất bao lâu để làm dịch vụ thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Hưng Yên?
Thành lập công ty có yếu tố nước ngoài sẽ cần khoảng 15 – 20 ngày làm việc để xin giấy phép đăng ký đầu tư, 5-8 ngày làm việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh.Tổng thời gian để thành lập khoảng 20 – 30 ngày làm việc.
Lựa chọn loại hình cho nhà đầu tư khi làm dịch vụ thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Hưng Yên là gì?
Thông thường các loại hình thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam được chia thành 3 loại chính:
- Công ty TNHH 1 thành viên (dành cho 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức đầu tư)
- Công ty TNHH 2- 50 thành viên (dành cho 2 cá nhân trở lên hoặc 2 tổ chức trở lên)
- Công ty cổ phần có từ 3 cổ đông trở lên.
Công ty vốn nước ngoài có thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được không?
Văn phòng đại diện cung cấp sự hiện diện hợp pháp tại Việt Nam cho:
- Tiến hành nghiên cứu thị trường
- Vượt qua các đối tác kinh doanh tại Việt Nam
- Tìm kiếm cơ hội đầu tư
- Thúc đẩy công ty mẹ
- Giám sát ký kết thoả thuận với đối tác tại Việt Nam
Điều kiện thành lập công ty phân phối tại Việt Nam?
- Hoạt động phân phối của công ty bao gồm bán buôn hoặc bán lẻ. Hoạt động phân phối không bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Doanh nghiệp được phép thu mua lại sản phẩm từ nhà cung cấp để phân phối ra thị trường.
Nhà đầu tư cần đáp ứng được những điều kiện sau:
- Nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hoá.
- Các mặt hàng phân phối không thuộc danh mục các mặt hàng cấm kinh doanh và không được quyền phân phối theo điều ước quốc tế mà phải phân phối theo lộ trình cam kết của điều ước quốc tế nếu thuộc danh mục hàng hoá có lộ trình phân phối.
- Phạm vi phân phối: bán buôn và bán lẻ.
- Được Bộ Công Thương chấp nhận bằng văn bản.
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho công ty vốn nước ngoài?
Công ty vốn nước ngoài phải xin giấy phép kinh doanh bán lẻ và các hoạt động liên quan đến phân phối hàng hóa trước khi kinh doanh. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Đáp ứng tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Hưng Yên của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.