Dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu

dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu

Hoạt động kiểm toán độc lập theo dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu trong nền kinh tế quốc dân chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường vốn, thì trường tài chính. Chất lượng của kiểm toán độc lập là yếu tố sống còn để các nhà đầu tư, cổ đông, nhà hoạch định chính sách và các đối tượng khác tin tưởng vào quy trình lập báo cáo tài chính cũng như việc công bố các thông tin của báo cáo tài chính. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được nhà nước đặt ra các quy định về điều kiện hết sức chặt chẽ.

Tố chất để trở thành một kiểm toán viên:

Khả năng làm việc nhóm

Kiểm toán bao gồm cả một quy trình với rất nhiều bước cần thực hiện. Do đó đây không phải là công việc của một cá nhân mà là một chuỗi những nhiệm vụ của cả một tập thể. Bạn sẽ không thể hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà không có khả năng phối hợp làm việc nhóm. Trong đó, vai trò của kiểm toán trưởng là vô cùng quan trọng bởi đây là vị trí điều hành các thành viên trong nhóm để đảm bảo tiến độ công việc, đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề nảy sinh và cùng bàn luận để đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất. Kiểm toán là công việc đòi hỏi năng lực chuyên môn rất cao, khả năng phân tích và phát hiện sai sót một cách nhạy bén. Chính vì thế sẽ có sự chênh lệch về năng lực giữa các thành viên và gây ra mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Do vậy, mỗi cá nhân cần dẹp bỏ cái tôi của mình, đoàn kết và hỗ trợ cho các thành viên khác để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Khả năng diễn giải và thuyết phục cao

Hoạt động của kiểm toán có phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Không phải bất cứ lúc nào và không phải ai cũng có thể lắng nghe và dễ dàng đồng ý với những nhận định mà kiểm toán viên đưa ra, ngay cả khi họ đã có những bằng chứng cụ thể và xác thực. Do vậy, để thành công trong ngành kiểm toán thì bạn cần xem xét khả năng diễn giải và thuyết phục như là một “kỹ năng” bắt buộc phải có chứ không phải thực hiện nó theo “bản năng”. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng này sẽ giúp kiểm toán viên dễ dàng hơn trong việc thuyết phục người nghe tiếp nhận vấn đề một cách chính xác và nhanh chóng

Có tư duy logic

Đặc thù của ngành kiểm toán đòi hỏi tính khoa học và logic rất cao, do đó rèn luyện tư duy logic là điều không thể thiếu. Mỗi một vấn đề xảy ra đều sẽ có nhiều hướng giải quyết khác nhau, cho ra những kết quả hoàn toàn khác nhau. Do vậy một kiểm toán viên cần không ngừng nâng cao khả năng tư duy logic của mình để sắp xếp công việc cần làm một cách khoa học, đồng thời tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của các giải pháp tạm thời để đưa ra một phương án điều chỉnh tối ưu nhất.

Thấu hiểu lý luận ứng dụng một vấn đề

Khả năng thấu hiểu ý nghĩa và cơ sở lý luận ứng dụng để giải quyết vấn đề đòi hỏi tính chuyên môn rất cao và việc áp dụng những chuyên môn đó trong từng hoàn cảnh thực tiễn cụ thể. Nghề kiểm toán cũng đòi hỏi các kiểm toán viên phải có kiến thức sâu rộng về các quy tắc ứng xử của luật lệ trong nghề và những luật khác có liên quan. Nếu không hiểu rõ và kỹ về các cơ sở lý luận này thì bạn sẽ không thể nhận diện được những điều sai trái hoặc có xu hướng sẽ biến thành sai trái, hoặc đôi khi sẽ rơi vào tình trạng nhận biết được nhưng vẫn không có biện pháp giải quyết triệt để.

Nhận diện và nắm bắt vấn đề mới nhanh chóng

Điểm khác biệt cơ bản giữa nghề kế toán và kiểm toán đó chính là cách nhìn nhận vấn đề. Nếu như công việc chính của kế toán là đi từ chi tiết tới tổng hợp thì nhiệm vụ của kiểm toán chính là xem xét từ tổng hợp rồi đi đến từng chi tiết. Tính chất này của nghề kiểm toán đòi hỏi mỗi người làm phải có khả năng nhận diện và nắm bắt vấn đề mới một cách nhanh chóng. Ngoài ra, áp lực hoàn thành công việc trong giới hạn thời gian nhất định cũng đòi hỏi kiểm toán viên phải nắm bắt vấn đề thật nhanh để tìm ra những điểm sai trái trong các bản báo cáo tài chính.

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Nghị định này bao gồm:

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Các đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Các doanh nghiệp;

đ) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.

Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành. Những nội dung mà pháp luật chuyên ngành không có quy định thì vận dụng theo quy định tại Nghị định này để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

Công tác kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Công tác kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Luật Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Mục tiêu của kiểm toán nội bộ

Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:

Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.

Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.

Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.

Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.

Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.

Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có thái độ công bằng, khách quan, không định kiến. Người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của mình liên quan đến công việc kiểm toán nội bộ được giao.

Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính độc lập và khách quan. Trường hợp tính độc lập hoặc khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp hoặc phải báo cáo cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này hoặc người được ủy quyền của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

Trong công tác kiểm toán nội bộ, đơn vị phải thực hiện quy định dưới đây nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan, ngăn ngừa sự thiếu công bằng, định kiến và xung đột lợi ích:

a) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;

b) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không có những xung đột về quyền và lợi ích kinh tế với đơn vị, bộ phận được kiểm toán; người làm công tác kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với đơn vị, bộ phận mà người điều hành đơn vị, bộ phận đó là người có liên quan của mình;

c) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà mình chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;

d) Đơn vị phải có biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của công tác kiểm toán nội bộ ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị, bộ phận được kiểm toán và trong giai đoạn lập, gửi báo cáo kiểm toán;

đ) Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán;

e) Các ghi nhận kiểm toán trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được để đảm bảo tính khách quan.

Quy trình cung cấp dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu chuyên nghiệp do công ty chúng tôi cung cấp

Bước 1: Khảo sát tình hình doanh nghiệp, trao đổi với ban giám đốc về những nội dung công việc.

Bước 2: Trao đổi thống nhất về các nội dung cung cấp dịch vụ, Lập hợp đồng kiểm toán độc lập.

Bước 3: Gửi thư hẹn kiểm toán tại doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm toán viên ( trưởng nhóm kiểm toán ) Gửi danh sách hồ sơ mà kế toán cần chuẩn bị để phục vụ công tác kiểm toán.

Bước 5: Nhóm kiểm toán sẽ đến doanh nghiệp và kiểm toán.

Bước 6: Công ty kiểm toán độc lập phát hành bản dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Bước 7: Phát hành báo cáo kiểm toán.

Bước 8: Đưa ra ý kiến kiểm toán và những tư vấn về hệ thống kế toán doanh nghiep – hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bảng giá dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu

Doanh nghiệp

Bảng giá dịch vụ kiểm toán

Doanh nghiệp Thương mại, Dịch vụ, Tư vấn

12.000.000

Doanh nghiệp Sản xuất và Gia công

17.000.000

Doanh nghiệp xây dựng

22.000.000

dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu
dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu

Những yếu tốt làm căn cứ để báo giá dịch vụ kiểm toán:

Phí dịch vụ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp

Đặc thù hoạt động của doanh nghiệp

Yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

Mức phạt hành chính nếu không tiến hành kiểm toán

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.

Lý do chọn dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu của chúng tôi

Dịch vụ kiểm toán của chúng tôi đã cung cấp nhiều năm trên khắp cả nước và nhận được nhiều sự tin tưởng từ khách hàng vì sự uy tín và chất lượng kiểm toán chuyên nghiệp – uy tín.

Đội ngũ kiểm toán viên trên 15 năm kinh nghiệm trong nghề, đã cung cấp dịch vụ kiểm toán cho hơn 1.000 công ty, tâm huyết luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.

Sau khi kiểm toán các kiểm toán viên sẽ gửi bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và tư vấn doanh nghiệp các vấn đề về thuế, kế toán, chuyển giá …

Các kiểm toán viên hành nghề chuyên nghiệp theo dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu có chứng chỉ hành nghề nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trên khắp cả nước.

Hỗ trợ tư vấn kế toán, tư vấn thuế, tư vấn kiểm toán 24/7.

Dịch vụ kế toán – kiểm toán mà công ty chúng tôi mang đến với quý công ty với phí dịch vụ hợp lý nhất thị trường – chất lượng dịch vụ tốt.

Dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu uy tín, chất lượng, giá tốt nhất khu vực miền nam.

Căn cứ theo mục đích kiểm toán có thể phân thành các loại hình như sau

Nếu căn cứ theo mục đích kiểm toán thì có 3 loại hình kiểm toán chính sau đây:

Kiểm toán hoạt động

Là việc KTV hành nghề, Doanh nghiệp kiểm toán (DNKT), chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán.

Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án kinh doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trình XDCB, một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị… Vì thế, khó có thể đưa ra các chuẩn mực cho loại kiểm toán này.

Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung thực, hợp lý của BCTC. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh giá thông tin có tính định tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc mang nặng tính chủ quan.

Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Kiểm toán hoạt động phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác nhau.

Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản giải trình các nhận xét, đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động.

Kiểm toán tuân thủ

Là việc các kiểm toán viên hành nghề, Công ty dịch vụ kiểm toán độc lập, chi nhánh công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

Kiểm toán Báo cáo tài chính theo dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu

Là việc các kiểm toán viên hành nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

Công việc kiểm toán BCTC thường do các DNKT (DNKT) thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua.

Do đó, kiểm toán BCTC là hình thức chủ yếu, phổ cập và quan trọng nhất, thường chiếm 70 – 80% công việc của các DNKT.

Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ kiểm toán tại Bạc Liêu của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139