Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp đăng ký để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Với nhiều ưu điểm nổi bật như không phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp muốn đăng ký thêm địa điểm kinh doanh để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh. Vậy làm thế nào để đăng ký địa điểm kinh doanh cũng như những vấn đề liên quan đến nội dung này được quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu sau đây.

Khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty theo gói Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu cần những thông tin gì?

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. 

Nội dung thông báo gồm: Mã số doanh nghiệp; Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở); Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh; Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh; 

Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh”.

Mã số địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu – Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh mới nhất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để thành lập địa điểm kinh doanh doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

– Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh: Trong Thông báo phải có các nội dung cơ bản như sau:

+ Thông tin về doanh nghiệp: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở; mã số thuế;

+ Thông tin về địa điểm kinh doanh:

Tên địa điểm kinh doanh (tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt);

Ngành nghề kinh doanh, nội dung hoạt động của địa điểm kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải phù hợp với phạm vi hoạt động của Công ty mẹ;

Thông tin về người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Tên, nơi cư trú, giấy tờ chứng thực cá nhân…;

Thông tin về chi nhánh chủ quản (nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);

Thông tin đăng ký thuế của địa điểm kinh doanh

– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục

– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu – Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, soạn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh: Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Địa chỉ địa điểm kinh doanh: Theo quy định thì Địa chỉ của địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại chung cư và nhà tập thể. Khi thành lập, doanh nghiệp không cần xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng hợp pháp.

Ngành nghề kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp/ chi nhánh.

Bước 2: Hoàn thiện và nộp hồ sơ

Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh khác tỉnh bao gồm:

Thông báo lập địa điểm kinh doanh: thông báp lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:

Mã số doanh nghiệp;

Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh;

Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệphoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh

Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động.

Thời hạn xử lý: Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Kết quả thủ tục: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

Treo biển tại trụ sở của địa điểm kinh doanh;

Kê khai và nộp thuế môn bài;

In và đặt in hóa đơn (nếu có nhu cầu khai thuế giá trị gia tăng riêng);

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu
Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu – Một số lưu ý khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh:

Về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh mà không phải là tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về nộp lệ phí môn bài: Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01, kê khai theo Mã số thuế của công ty mẹ và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh được đặt.

Về cơ quan quản lý thuế: Các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty như nào?

– Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu – Sau khi thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty cần đóng các loại thuế gì?

Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính

Khai và nộp thuế môn bài: Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí.

Khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

* Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke.

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu – Địa điểm kinh doanh khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính

Về đăng ký thuế: Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế (mẫu số 11-MST) cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Khi địa điểm kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động theo thông tin cơ quan đăng ký kinh doanh truyền sang, cơ quan thuế được phân công quản lý thuế căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn cập nhật thông tin đăng ký của mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh tương ứng vào hệ thống TMS để thực hiện quản lý thuế theo quy định.

Về thông báo phát hành hóa đơn: Đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh cho cơ quan thuế được phân công quản lý thuế địa điểm kinh doanh.

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu – Về kê khai, nộp thuế môn bài

Khai thuế môn bài

– Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;

– Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

– Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.”

Nộp thuế môn bài

– Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Trường hợp tổ chức mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài theo quy định của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài.

– Mức thu lệ phí môn bài:  Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

Về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.

Trên đây là bài viết tư vấn về Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh tại Lai Châu của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139