Đăng ký bản quyền tập thơ

đăng ký bản quyền tập thơ

Hiện nay, việc sáng tác truyền đặc biệt là các nhân vật truyện tranh đang khá phát triển. Vậy, các nhân vật hay truyện ngắn, tuyển tập thơ… có thể đăng ký bản quyền tác giả được không ? Thủ tục, chi phí đăng ký bản quyền mất bao nhiêu tiền ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Thủ tục, lệ phí đăng ký bản quyền tác giả khi sáng tác truyện?

Xin chào công ty Luật Trần và Liên Danh. Tôi là blogger chuyên viết các truyện ngắn, truyện dài, tản văn,… Do hiện nay có nhiều người đọc tự ý chia sẻ các câu chuyện của tôi trên mạng xã hội mà không ghi rõ nguồn, điều đó làm tôi rất bực mình. Sắp tới, tôi muốn xuất bản 1 quyển sách tuyển tập các truyện ngắn được nhiều bạn đọc yêu thích nhất, vậy công ty cho tôi hỏi thủ tục đăng ký bản quyền tác giả phải làm như thế nào, lệ phí cần bao nhiêu ạ?

Cảm ơn! 

Luật sư tư vấn:

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Căn cứ theo quy định trên, tuyển tập truyện ngắn mà bạn dự định xuất bản là 1 tác phẩm văn học và bạn có quyền đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả. (Mẫu số 01 Ban hành theo Thông tư số 08 /2016/TT-BVHTTDL)

– 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

– 02 bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả;

– Giấy cam đoan của tác giả về việc độc lập sáng tạo tác phẩm;

– Giấy uỷ quyền (trong trường hợp bạn ủy quyền cho người khác đi nộp đơn);

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa);

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có đồng tác giả);

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung).

Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả hoắc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch.

Lệ phí đăng ký quyền tác giả: 100.000 đồng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

1. Người nộp tờ khai:

Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………

Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền)

………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

………………………………………………………………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………Email…..………………………………..

Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả):

…………………………………………………………………………………………..

2. Tác phẩm đăng ký:

Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………………..

Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): …………………………………………

Ngày hoàn thành tác phẩm: ……………………………………………………………..

Công bố/chưa công bố: …………………………………………………………………..

Ngày công bố: …………………………………………………………………………….

Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình):

………………………………………………………………………………………………

Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………………………Nước……………………………..

Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):……………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

Tên tác phẩm gốc:………………………………………………………………………

Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………………………………………………

Tác giả của tác phẩm gốc:………………………………Quốc tịch:…………………

Chủ sở hữu tác phẩm gốc:…………………………………………………………….

(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin

……………………………………………………………………………………..

4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):

Họ và tên:…………………………Quốc tịch………………………………………….

Bút danh:…………………………………………………………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm……………………………………………………….

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu: ……….

Ngày cấp: ………………………….tại: ………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Số điện thoại………………………Email……………………………………………..

5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

Họ và tên/Tên tổ chức:…………………Quốc tịch…………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm……………………………………………………..

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

…………………………………………………………………………………………..

Ngày cấp: ……………………………tại: …………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………Email…………………………………………..

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế…):

……………………………………………………………………………………………………………..

6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:………………………………

Cấp ngày………tháng..……năm…………………………………………………….

Tên tác phẩm:…………………………………………………………………………

Loại hình:………………………………………………………………………………

Tác giả:………………………………Quốc tịch…………………………………….

Chủ sở hữu:………………………….Quốc tịch……………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

…………………………………………………………………………………………

Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:………………………………………………

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

………………, ngày…….tháng……..năm……..

Người nộp đơn
(họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

đăng ký bản quyền tập thơ
đăng ký bản quyền tập thơ

Đăng ký bản quyền tác giả với tài liệu tham khảo học sinh?

Thưa Luật sư, tôi làm việc cho 1 trung tâm Tiếng Anh tại Hà Nội từ năm 2011 đến nay. Trong quá trình làm việc, tôi chịu trách nhiệm thiết kế toàn bộ tài liệu học cho học sinh (không có sự tham gia của người khác trong trung tâm) và các tài liệu được dùng để in ấn cho học sinh và giáo viên dùng từ đó đến nay.

Giữa tôi và công ty không có bất cứ điều khoản thỏa thuận riêng về nội dung này. Các tài liệu in ra chỉ đề tên trung tâm, không có tên tôi là quyền tác giả. Nay tôi đang có ý định nghỉ việc, chuyển sang đơn vị khác và tôi không muốn công ty cũ tiếp tục sử dụng tài liệu của tôi sau khi nghỉ việc. Mong muốn của tôi có thực hiện được không và nếu muốn tôi cần phải làm những thủ tục gì? Tôi cũng chưa đi đăng ký bản quyền tài liệu. Nếu tôi đi đăng ký bản quyền sau khi nghỉ việc thì có được hay không? Mong luật sư giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của anh/chị, Luật Trần và Liên Danh xin tư vấn như sau:

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định về các loại hình được bảo hộ như sau:

“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy các tài liệu mà bạn thiết kế cho giáo viên và học sinh của Trung tâm dùng cũng là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Bạn có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do bạn sáng tạo và được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên Trung tâm tiếng Anh nơi mà bạn làm việc và thiết kế tài liệu đó cũng có quyền đối với tác phẩm do bạn sáng tạo do theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn phải “chịu trách nhiệm thiết kế toàn bộ tài liệu học cho học sinh”. Được quy định tại Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ như sau:

“Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định:

“Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức nhất định,… không phân biệt bạn đã đăng ký hay chưa đăng ký. Công ty giao nhiệm vụ cho bạn viết các tài liệu đó, bạn sẽ là tác giả, còn công ty sẽ là chủ sở hữu. Do đó, nếu bạn hoàn toàn không muốn công ty tiếp tục sử dụng các tài liệu đó khi bạn nghỉ việc thì bạn có thể thỏa thuận thương lượng với công ty.

Sẽ rút ngắn thời gian cấp bảo hộ nhãn hiệu

Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đang xem xét rút ngắn thời gian cấp bảo hộ nhãn hiệu từ 12 tháng xuống còn 9 tháng.

Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng bị chiếm đoạt nhãn hiệu ở một số thị trường nước ngoài và phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để đòi lại.

Điển hình như nhãn hiệu bánh phồng tôm “Sa Giang” bị đối tác đăng ký tại Pháp và châu Âu, cà phê “Trung Nguyên” bị mất nhãn hiệu tại Mỹ, hay thuốc lá “Vinataba” bị đối tác đăng ký tại 12 nước (ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…).

Theo ông, đến thời điểm này, Việt Nam đã có khoảng 115.000 nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ trong nước và hơn 1.000 nhãn hiệu hàng hóa đăng ký bảo hộ tại nước ngoài.

So với năm trước, tỷ lệ tăng trưởng về nhãn hiệu đăng ký bảo hộ năm nay dự kiến đạt mức 20%. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về đăng ký bản quyền tập thơ. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139