Con có được chia tài sản khi ly hôn không

con co duoc chia tai san khi ly hon khong

Phân chia tài sản khi ly hôn là một trong những vấn đề vợ chồng quan tâm khi hôn nhân đứng trước nguy cơ tan vỡ.

Vấn đề này cũng được pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi cho vợ chồng và con.

Về nguyên tắc, hai bên vợ, chồng có thể tự thỏa thuận về việc chia tài sản hoặc yêu cầu Tòa án phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.

Vậy khi vợ chồng không tiếp tục chung sống với nhau thì con có được chia tài sản khi ly hôn không?

Để giúp bạn có những thông tin đầy đủ về vấn đề này, Luật Trần và Liên Danh chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn.

Theo đó, việc phân chia tài sản chung sẽ do vợ chồng thỏa thuận.

Trong trường hợp không tự thỏa thuận được về việc chia tài sản chung khi ly hôn thì yêu cầu để Tòa án giải quyết.

Về nguyên tắc khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi cho mỗi bên có xem xét đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, những tài sản nào được xác định là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia cho mỗi bên theo sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc yêu cầu tòa án chia theo quy định của pháp luật.

Con cái có được chia tài sản khi ly hôn không?

Theo nguyên tắc nêu trên, tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của bên nào thì thuộc về bên đó.

Còn tài sản chung của vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ được chia theo thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia cho mỗi bên vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc chia tài sản khi ly hôn không bắt buộc phải chia cho các con, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng cho con khi ly hôn.

Trong trường hợp đặc biệt, tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó.

Khi vợ chồng ly hôn và tiến hành việc chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó.

Trường hợp xảy ra phổ biến trên thực tế là trường hợp quyền sử dụng đất được công nhận cho hộ gia đình.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình.

Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm tạo lập quyền sử dụng đất.

Do đó, trường hợp con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm tạo lập quyền sử dụng đất cũng sẽ có quyền được chia quyền sử dụng đất khi mà bố mẹ ly hôn và chia tài sản chung của hộ gia đình đó.

Chế độ tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Khi đăng ký kết hôn, giữa vợ và chồng không chỉ phát sinh quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật mà còn phát sinh các quan hệ khác như: tài sản, con chung…  

Theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Ngoài ra, trong thời kỳ hôn nhân, giữa vợ chồng còn có thể có tài sản riêng. Những tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng thì chúng cũng là tài sản riêng.

Thời điểm được yêu cầu chia tài sản chung

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ), tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy tài sản chung vợ chồng gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;

– Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Ngoài ra, theo quy định của Luật HN&GĐ, về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó, việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.

Ly hôn, tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi?

Khi ly hôn, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề trong đó có cả việc phân chia tài sản (Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP). Bởi vậy, tài sản chung khi ly hôn có thể được chia theo thỏa thuận.

Nếu không thỏa thuận được và một trong hai bên hoặc cả hai người có yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ bằng cách chia đôi nhưng tính đến các yếu tố:

– Hoàn cảnh của gia đình và vợ, chồng như tình trạng sức khỏe, khả năng lao động… Căn cứ vào tình hình thực tế, bên nào khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia nhiều hơn…

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung này. Bên có công sức nhiều hơn thì được chia nhiều hơn. Tuy nhiên, vợ, chồng ở nhà nội trợ vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Dù vậy, việc bảo vệ này không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của người còn lại;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Lỗi của một bên dẫn đến việc ly hôn của vợ chồng: Một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy…

Đặc biệt, khi phân chia tài sản chung vợ chồng, Tòa án phải xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình.

Ngoài việc chia đôi, Tòa án còn căn cứ vào các yếu tố nêu trên. Do đó, nếu trường hợp của bạn muốn được tư vấn kỹ càng, chuyên sâu hơn, bạn có thể gọi điện đến tổng đài tư vấn của chúng tôi.

Có được đòi chia tài sản khi đã ly hôn nhiều năm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, vợ, chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có phân chia tài sản chung vợ, chồng.

Nếu không thỏa thuận được và có yêu cầu gửi Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hay theo luật định.

Do đó, việc phân chia tài sản chung vợ chồng là quyền của hai người. Hai người có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, nếu có yêu cầu, dù là khi đã ly hôn nhiều năm thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn.

con co duoc chia tai san khi ly hon khong
con có được chia tài sản khi ly hôn không

Sống chung với gia đình chồng, chia tài sản vợ, chồng thế nào?

Hiện nay, không hiếm trường hợp vợ, chồng sống cùng gia đình nhà chồng hoặc gia đình nhà vợ. Khi đó, nếu muốn ly hôn và phân chia tài sản chung vợ chồng thì tài sản sẽ phải thực hiện thế nào?

Biết được thực tế đó, Điều 61 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã hướng dẫn cách chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình. Cụ thể:

– Không xác định được tài sản vợ chồng và tài sản chung của gia đình: Căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình để chia một phần tài sản cho vợ, chồng.

Việc chia tài sản này sẽ do vợ, chồng thỏa thuận với gia đình. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Xác định tài sản vợ chồng trong tài sản chung gia đình: Căn cứ vào phần tài sản đã xác định của vợ, chồng trong tài sản chung để chia đôi có căn cứ vào các yếu tố: Công sức đóng góp, lỗi của các bên…

Con có được chia từ tài sản chung của cha, mẹ không?

Việc phân chia tài sản khi ly hôn chỉ thực hiện với phần tài sản của hai vợ, chồng và theo thỏa thuận của hai vợ chồng (nếu có). Do đó, khi ly hôn, vợ, chồng chia tài sản chung không liên quan đến tài sản của con cũng như người con sẽ không tham gia vào quá trình chia tài sản của cha, mẹ.

Tuy nhiên, sau khi vợ, chồng thực hiện xong thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn, một trong hai hoặc cả hai có thể tặng cho con phần tài sản mà mình được hưởng hoặc để lại di chúc cho con sau khi cha, mẹ chết.

Trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về con có được chia tài sản khi ly hôn không. Nếu có gì còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139