Cơ sở sản xuất

co so san

Hướng dẫn thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất nhanh chóng và chính xác. Đăng ký cơ sở sản xuất nhanh, giá rẻ, thủ tục đăng ký ra sao, tư vấn đăng ký cơ sở kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của cơ sở sản xuất là gì?

Kinh doanh là quá trình trao đổi – mua bán các loại sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để đáp ứng nhu cầu về lợi nhuận của các nhà đầu tư và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quá trình kinh doanh thường diễn ra theo chuỗi, từ việc tìm kiếm vốn đầu tư, đến bắt tay vào sản xuất và cuối cùng là trình bán các loại sản phẩm, dịch vụ được sản xuất. Vì thể có thể hiểu đơn giản, sản xuất là một phần của quá trình kinh doanh.

Sản xuất là mắt xích quan trọng nhằm quyết định chất lượng thành phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, để vận hành hoạt động của quá trình sản xuất, các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ các loại thủ tục để hoạt động các cơ sở kinh doanh một cách hợp pháp. 

Khác biệt giữa Đăng ký kinh doanh và Đăng ký cơ sở sản xuất

Về căn bản, doanh nghiệp kinh doanh (thương mại) và doanh nghiệp sản xuất có những điểm khác nhau. Vì thế, để xác định được loại Giấy phép mà doanh nghiệp mình cần xin cấp phép, các tổ chức, đơn vị kinh doanh cần nắm được những khác biệt căn bản này:

Hoạt động kinh doanh (thương mại): là hoạt động kinh doanh hợp pháp, trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa; đầu tư tiền – của – sức lực,… để mua bán, trao đổi sản phẩm kinh doanh trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. KHÔNG TRỰC TIẾP tham gia vào quá trình sản xuất.

Hoạt động sản xuất: là hoạt động kinh doanh hợp pháp, tham gia TRỰC TIẾP vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm qua các nguồn lực về con người, tiền của.

Hồ sơ xin Đăng ký cơ sở sản xuất

Cũng như các hình thức kinh doanh khác, khi cần xin Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, các tổ chức, đơn vị cần chuẩn bị một số thủ tục sau:

Nộp Đơn đề nghị xin Giấy phép thành lập cơ sở sản xuất, bao gồm các thông tin sau:

Tên cơ sở kinh doanh;

Địa chỉ cơ sở kinh doanh (số điện thoại, số fax, thư điện tử,… nếu có);

Ngành, nghề kinh doanh;

Vốn;

Số lượng lao động của cơ sở sản xuất;

Ngoài ra, còn cần một số thông tin như: Họ tên, CMND, địa chỉ, số điện thoại,…của cá nhân hoặc nhóm cá nhân (nếu cơ sở sản xuất do nhóm cá nhân thành lập).

Sau khi nộp Giấy đề nghị đăng ký cơ sở kinh doanh và được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanhthì các tổ chức, cá nhân hoạt động cơ sở kinh doanh sẽ cần phải xin thêm một số giấy tờ khác liên quan đến ngành, nghề kinh doanh của mình.

Ví dụ, đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm, sau khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thì các tổ chức, cá nhân còn cần:

Nộp Đơn Đề nghị cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Bản Thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

Bản sao (có xác nhận của cơ sở) Giấy Xác nhận đủ sức khỏe/ Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất do Cơ sở Y tế cấp quận/ huyện trở lên cấp;

Bản sao (có xác nhận của cơ sở) Giấy Xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/ Giấy Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thời gian dự kiến để hoàn thành tất cả các thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh là từ 3 – 7 ngày làm việc. 

Thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm không?

Theo khoản 5, khoản 8 và khoản 14 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm”.

Căn cứ tại Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về những hành vi cấm trong kinh doanh thực phẩm như sau:

“Điều 5. Những hành vi bị cấm

Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Sản xuất, kinh doanh:

a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

c) Thực phẩm bị biến chất;

d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

co so san
cơ sở sản xuất

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.”

Như vậy, công ty bạn thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, trừ trường hợp được không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:

“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.”

Theo quy định trên phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Căn cứ tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:

“Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo đó để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Bước 2: Nộp hồ sơ theo quy định Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định:

“Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.”

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là các nội dung tư vấn về tìm hiểu vấn đề thành lập cơ sở sản xuất hiện nay. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Luật Trần và Liên Danh.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139