Cổ phần chi phối là gì?

cổ phần chi phối là gì

Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp hiện hành quy định cổ phần chi phối là gì? cổ phần chi phối được hiểu là cổ phần Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp và cổ phần nhà nước ít nhất phải gấp 2 lần số cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.

Chi phối bằng việc nắm giữ một con số (tỷ lệ %) sở hữu cổ phần trong công ty

Trong Công ty cổ phần, thì các cổ đông là chủ sở hữu công ty. Các cổ đông hợp lại thành Đại hội đồng cổ đông (gọi tắt là “ĐHĐCĐ”).

Nên ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cơ quan này sẽ bầu ra các thành viên Hội đồng quản trị (gọi tắt là “HĐQT”) và thành viên Ban kiểm soát (nếu có) để thay mặt các cổ đông điều hành và kiểm soát công ty.

Do vậy, nếu cổ đông nào nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty càng nhiều thì quyền lực càng lớn bởi vì có thể chi phối đến các quyết định của ĐHĐCĐ trong công ty cổ phần.

Theo quy định tại Điều 148 của LDN 2020, thì đã quy định rất rõ các mức tỷ lệ cụ thể để ĐHĐCĐ thông qua các quyết định của cơ quan này và công ty là:

Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành khi biểu quyết tại cuộc họp thuộc các vấn đề nêu tại Khoản 1 Điều 148 LDN 2020;

Từ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành khi biểu quyết tại cuộc họp thuộc các vấn đề nêu tại Khoản 2 Điều 148 LDN 2020;

Còn trường hợp ĐHĐCĐ biểu quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành.

Chi phối thông qua việc kiểm soát quyền họp và lấy ý kiến bằng văn bản của ĐHĐCĐ và HĐQT trong công ty

Quyền hạn của ĐHĐCĐ và HĐQT đã được LDN 2020 quy định rất cụ thể tại Điều 138 và Điều 153 LDN 2020.

Theo đó, khi quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của hai cơ quan này buộc phải họp để biểu quyết hoặc lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Cơ chế biểu quyết của hai cơ quan này được luật quy định khác nhau.

Không phải ĐHĐCĐ và HĐQT bất kể lúc nào cũng có thể họp được hoặc mọi nơi và mọi lúc đều có thể họp để biểu quyết được.

Theo Khoản 1 Điều 139 LDN 2020, thì ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm họp một lần, ngoài ra có thể họp bất thường không hạn chế.

Và theo quy định của LDN 2020, thì để tổ chức một cuộc họp ĐHĐCĐ, thì cần phải thực hiện đúng trình tự thủ tục gồm từ việc lên danh sách cổ đông, triệu tập gửi thông báo mời họp, chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp,…theo đúng quy định của LDN 2020.

Đặc biệt khi họp phải đủ điều kiện về số lượng cổ đông dự họp được quy định tại Điều 145 LDN 2020 như sau: ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết.

Và nếu cuộc họp lần đầu không đủ tỷ lệ này, thì cuộc họp lần 2 sẽ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên.

Và cuộc họp lần 3 sẽ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Như vậy, để họp ĐHĐCĐ nhằm biểu quyết thông qua một vấn đề/nội dung gì đó để được xem là hợp lệ và hợp pháp cũng không phải dễ dàng gì, nếu có cổ đông/nhóm cổ đông nào cố tình làm khó, thì sẽ không thực hiện được.

Chi phối thông qua việc quy định và kiểm soát nội dung điều lệ, sự sửa đổi/bổ sung hoặc thay thế điều lệ công ty cổ phần

Theo các quy định của LDN 2020, thì Điều lệ công ty được xem là Hiếp pháp của một công ty đúng nghĩa.

Vì LDN 2020 đã trao quyền đặc biệt lớn cho Điều lệ công ty được quy định rất nhiều nội dung/vấn đề khác LDN 2020, đặc biệt là những vấn đề mang tính chất nội bộ và quan trọng của Công ty cổ phần gồm:

Cho phép Điều lệ quy định một tỷ lệ khác với tỷ lệ mà LDN 2020 quy định về việc nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông đại diện từ 65% hoặc trên 50% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành hoặc cổ đông được lấy ý kiến bằng văn bản.

Chi phối thông qua các văn bản/hợp đồng thỏa thuận trước, sau và khi thành lập hoặc trở thành cổ đông của công ty cổ phần

Vấn đề này mặc dù LDN 2020 không có quy định cụ thể, nhưng theo các quy định khác của pháp luật, thì các cổ đông/nhóm cổ đông trong công ty cổ phần vẫn có thể và có quyền thỏa thuận bằng văn bản/hợp đồng để chi phối đến các hoạt động của công ty cổ phần thông qua việc thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ khác của cổ đông/nhóm cổ đông làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công ty cổ phần.

Trên thực tế, các thỏa thuận này thường được gọi là “Thỏa thuận cổ đông”. Theo đó, các thỏa thuận cổ đông này rất đa dạng và có thể được lập trước, sau hoặc khi trở thành cổ đông/nhóm cổ đông của công ty.

Nếu có các thỏa thuận cổ đông này, thì các cổ đông bị ràng buộc và chịu sự chi phối lẫn nhau trong mọi vấn đề có thỏa thuận liên quan đến Công ty.

Đối chiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh các thỏa thuận cổ đông này, thì hiện tại LDN 2020 chỉ có quy định về “Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp” theo Điều 18 LDN 2020, còn lại pháp luật Việt Nam đều không quy định cụ thể về các thỏa thuận cổ đông.

cổ phần chi phối là gì
cổ phần chi phối là gì

Chi phối thông qua việc nắm giữ hoặc cử người khác nắm giữ các chức danh quản lý quan trọng trong Công ty cổ phần

Các chức danh quản lý quan trọng mà một cá nhân có thể nắm giữ trong công ty cổ phần phải kể đến gồm:

(1) Chủ tịch HĐQT;

(2) Thành viên HĐQT;

(3) Giám đốc hoặc tổng giám đốc

(4) Trưởng ban kiểm soát; kiểm soát viên (nếu có)

(5) Kế toán trưởng

Trong đó, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần có thể là Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc.

Việc chi phối công ty cổ phần thông qua việc nắm giữ các chức danh quản lý quan trọng trong công ty cổ phần là đương nhiên, bởi vì các chức danh này là người hàng ngày chỉ đạo, điều hành và quản lý trực tiếp công ty, là những người trực tiếp định đoạt và chuyển giao tài sản của công ty cho người khác và thậm chí là những người quyết định vấn đề thịnh hoặc suy của một công ty cổ phần.

Mỗi chức danh đều có vai trò, vị trí và công việc riêng, trong đó quan trọng nhất phải kể đến chức danh Chủ tịch HĐQT.

Bởi vì Chủ tịch HĐQT là người đứng đầu HĐQT, nên tiếng nói, vai trò, vị trí và quyền quyết định của Chủ tịch HĐQT là lớn nhất.

Quyền hạn và vai trò của Chủ tịch HĐQT đã được LDN 2020 quy định cụ thể ví dụ: Theo quy định tại Khoản 12 của Điều 157 LDN 2020 quy định việc xử lý các phiếu biểu quyết của thành viên HĐQT ngang nhau như sau: “trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị”.

Như vậy, nếu giữ chức danh Chủ tịch HĐQT, thì quyền của Chủ tịch HĐQT mặc dù cũng chỉ có 01 phiếu biểu quyết nhưng như là có tới 02 phiếu biểu quyết theo quy định này.

Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT còn có thể chi phối, điều phối và chỉ đạo được mọi các chức danh lãnh đạo khác và mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, trừ quyền của ĐHĐCĐ.

Tiếp theo, nếu cổ đông được bầu là thành viên HĐQT, thì quyền của mỗi thành viên HĐQT cũng rất lớn. Đa số các vấn đề trong công ty cổ phần, trừ quyền của ĐHĐCĐ ra, thì các vấn đề khác còn lại đều do HĐQT và thành viên HĐQT quyết định hết.

Ví dụ, nếu Công ty có 03 thành viên HĐQT (mỗi người một phiếu ngang nhau), thì rõ ràng mỗi thành viên HĐQT nắm giữ 1/3 quyền lực của công ty cổ phần, tương tự nếu công ty có 05 thành viên HĐQT, thì mỗi thành viên HĐQT nắm giữ 1/5 quyền lực của Công ty cổ phần.

Do vậy, việc vận dụng quyền hạn, quyền lực và phối hợp giữa các thành viên HĐQT với nhau để thông qua các quyết định/nghị quyết của HĐQT là rất quan trọng khi giữ chức danh thành viên HĐQT.

Như vậy, rõ ràng việc chi phối hoặc kiểm soát đến hoạt động của công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng không chỉ đơn thuần là sở hữu đủ số lượng/tỷ lệ số cổ phần cần thiết dựa trên vốn điều lệ, mà còn có nhiều phương án khác để chi phối/tác động như tôi đã nêu và phân tích như trên.

Do vậy, ngay từ đầu tùy vào nhu cầu, điều kiện và kinh nghiệm của mỗi người mà nên cân nhắc để chi phối bằng phương án nào là tốt nhất hoặc kết hợp tất cả các phương án nêu trên. Vấn đề này là do mỗi người/cổ đông/nhóm cổ đông quyết định.

Dịch vụ tư vấn cổ phần chi phối là gì của Luật Trần Và Liên Danh

Tư vấn qua tổng đài:

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Trần và Liên Danh làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối tổng đài:

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của tổng đài Luật Trần và Liên Danh:

Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Trần và Liên Danh như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 01h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành.

Hướng dẫn tư vấn luật tổng đài:

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi qua Hotline của chúng tôi để nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư trên tất cả các lĩnh vực.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Trần và Liên Danh sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email:

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Trần và Liên Danh bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải.

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng:

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Trần và Liên Danh trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu:

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Trần và Liên Danh mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Luật Trần và Liên Danh sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Luật Trần và Liên Danh cam kết bảo mật thông tin của khách hàng:

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Trần và Liên Danh sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến cổ phần chi phối là gì. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139