Chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế

chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản là một trong những bước để người thừa kế có thể nhận thừa kế. Văn bản khai nhận di sản có thể được chứng thực. Vậy thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế được tiến hành như thế nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 Văn bản khai nhận di sản thừa kế có bắt buộc phải công chứng ?

Chào Luật sư, xin hỏi: Bố tôi mất tháng 3/2017 ( không để lại di chúc) và để lại một mảnh đất thổ cư đứng tên ba rộng 219 m2. Gia đình nhà tôi đã làm một văn bản thỏa thuận phân chia tài sản của mẹ và 3 anh em. Và anh trai tôi đang là người giữ văn bản này (văn bản này do anh tôi tự viết tay, không có dấu ở xã hay công chứng). Tôi sợ rằng khi để văn bản này anh trai giữ anh sẽ sửa đổi nội dung và sang tên cho anh ?

Tôi muốn luật sư giúp tôi về vấn đề này. Tôi cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, trước khi bố bạn mất không để lại di chúc nên trường hợp này di sản sẽ được chia theo pháp luật theo quy tại khỏan 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, khi bố bạn mất không để lại di chúc thì những người được hưởng di sản bao gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của bố bạn. Những người này được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trong thư bạn có cung cấp thông tin rằng văn bản khai nhận di sản thừa kế này được viết tay và không có công chứng, chứng thực nên văn bản này chưa có giá trị pháp lý để thực hiện các quyền đối với quyền sử dụng đất.

Khỏan 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Do văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong gia đình bạn chưa có công chứng hoặc chứng thực (chưa tuân thủ về mặt hình thức) nên đó sẽ không phải là căn cứ để sang tên trên giấy chứng nhận. Tức là kể cả anh bạn có giữ văn bản này và thực hiện chỉnh sửa thì cũng không thể làm thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì chưa có công chứng hoặc chứng thực.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật ?

Chào luật sư, xin nhờ luật sư tư vấn dùm tôi thắc mắc sau: Ba mẹ tôi mất để lại 1 căn nhà không có di chúc. Nay 3 anh em tôi khai nhận di sản thừa kế và làm giấy đồng sở hữu căn nhà ấy. Hai người anh đã có nhà riêng. Xin hỏi chúng tôi có phải nộp thuế không ?

Cám ơn luật sư.

Trả lời:

Do bố mẹ bạn đều mất mà không để lại di chúc nên theo quy định về thừa kế theo pháp luật, khi bố mẹ bạn mất, căn nhà trên sẽ được chia theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp cả 3 anh em bạn đều đồng ý làm văn bản thỏa thuận đồng sở hữu căn nhà do bố mẹ để lại thì 3 anh em bạn cần đem văn bản thỏa thuận đó đi công chứng. Sau đó 3 anh em bạn cần đến chi cục thuế nơi có nhà để đóng thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ.

chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế
chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế và sang tên nhà đất ?

Chào luật sư, xin hỏi: Anh cho em hỏi với ạ trên sổ đỏ như thế này mà bố em đã mất, giờ mẹ em muốn sang tên cho em thì có phải xin chữ kí và ý kiến của các anh chị em không? Và hồ sơ sang tên cần những giấy tờ gì ạ ?

Em cảm ơn.

Trả lời:

Do căn nhà trên là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn nên theo quy định về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bố mẹ bạn mỗi người sẽ hưởng 1/2 giá trị căn nhà đó. Trong trường hợp bố của bạn đã mất mà không để lại di chúc thì theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 phần giá trị căn nhà thuộc sở hữu của bố bạn sẽ được chia đều cho mẹ bạn và các anh chị em ruột của bạn. Do đó, để sang tên căn nhà cho bạn thì cần có sự đồng ý của cả mẹ bạn và các anh chị em của bạn.

Hồ sơ để thực hiện việc sang tên, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn gồm có:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bố bạn đứng tên

– Biên bản thỏa thuận phân chia di sản

– Bản khai nhận di sản thừa kế

– Giấy tờ khác như Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Các giấy tờ trên cần công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở

Bước 1:

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực. Nộp trực tiếp tới Ủy ban nhân cấp xã.

Bước 2:

Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực.

Nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia văn bản khai nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

Bước 3:

Các bên tham gia khai nhận di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

Bước 4:

Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định. Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với văn bản khai nhận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực. Số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản khai nhận di sản. Trường hợp văn bản khai nhận có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản khai nhận di sản, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản khai nhận với tư cách là người phiên dịch.

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực. Hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Lệ phí, phí thực hiện

Việc thu lệ phí, phí thực hiện sẽ thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp xã. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139