Chức năng của thừa phát lại

chức năng của thừa phát lại

Thừa phát lại là người có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 08/2020, được Nhà nước cử làm nhiệm vụ tống đạt, cấp chứng chỉ.

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự. Phù hợp với quy định của Luật xét xử và các quy định của pháp luật có liên quan.

Một trong những dịch vụ mà Luật Trần và Liên Danh thực hiện phải kể đến đó là tư vấn chức năng của thừa phát lại.

Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại là người có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 08/2020, được Nhà nước cử làm nhiệm vụ tống đạt, cấp chứng chỉ, xác minh điều kiện thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự. phù hợp với quy định của Luật xét xử và các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo Thừa phát lại phải là công dân Việt Nam để thực hiện các yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền và phạm vi chức năng trên lãnh thổ Việt Nam.

Thẩm quyền của thừa phát lại?

Quyền của Thừa phát lại được pháp luật quy định như sau:

– Việc thừa phát lại đã thực hiện

Theo quy định của Luật Thừa phát lại, Thừa phát lại được làm những công việc sau đây:

+ Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của các cơ quan: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự trong các vụ việc liên quan đến việc tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan. cơ quan nước ngoài

+ Văn bản khởi kiện là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Nghị định 08-2020 / NĐ-CP.

+ Xác minh điều kiện thi hành án dân sự: theo đó Thừa phát lại có thẩm quyền xác định điều kiện thi hành án mà thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc cơ quan thi hành án dân sự có cùng trụ sở. cấp tỉnh với Văn phòng Thừa phát lại.

Xem thêm: Cách Nấu xôi ngon nhất – Cách nấu xôi bằng nồi hấp

Nhưng để Thừa phát lại có thể thực hiện được chức năng của mình mà pháp luật đã quy định thêm khi xác minh điều kiện thi hành án thì Thừa phát lại có quyền xác minh những thông tin ngoài địa bàn đã xác định trên.

+ Tổ chức thi hành án: Theo đó, Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án nhưng phải có yêu cầu của đương sự có một trong các bản án, quyết định sau đây:

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, đã có hiệu lực pháp luật; Bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tính cũng đã có hiệu lực pháp luật. Và kèm theo là nơi đặt Văn phòng Tổng chưởng lý

Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại đối với bản án, quyết định cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật (cấp huyện); bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đối với quyết định sơ thẩm, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật cần lưu ý đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Bản án, quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao cùng với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Vì vậy, hoạt động của Thừa phát lại là gì? quyền và nghĩa vụ, chúng ta sẽ chuyển sang phần tiếp theo về quy chế hoạt động thừa phát lại.

Quy định về nghiệp vụ dự phòng?

Thừa phát lại sẽ phải có những quy định cụ thể về điều kiện để có thể hành nghề

Trong quá trình hành nghề, Thừa phát lại có các quyền và trách nhiệm sau đây:

Về ý thức: Nghiêm túc, trung thực, khách quan khi thực hiện công việc theo quy định của pháp luật cũng như quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; Tuân theo tất cả các quy tắc về trang phục khi luyện tập – về các tính năng bổ sung và thẻ

Về trách nhiệm: Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước đối tượng yêu cầu và trước pháp luật về hành vi của mình.

Nếu quản lý và năng lực: Tham gia các lớp nâng cao năng lực chuyên môn hàng năm để nâng cao và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, còn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật

Chức năng Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

Thông thường, trong quá trình thực hiện công việc của mình các cơ quan tư pháp để giải quyết được các yêu cầu của người dân phải có sự liên hệ để thông báo, chuyển tài liệu thông qua hoạt đồng tống đạt.

Nhưng với nguồn nhân sự không lớn và phải giải quyết rất nhiều công việc, các cơ quan tư pháp không phải lúc nào cũng có thể chuyển các văn bản đến người dân một cách nhanh chóng và chính xác.

Do đó, sự tham gia của các tổ chức tư nhân ( các văn phòng Thừa phát lại) vào quá trình tống đạt là một giải pháp tốt. Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ Tư pháp sẽ ký kết hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại hoặc các thư ký nghiệp vụ sẽ trực tiếp thực hiện chuyển các hồ sơ, tài liệu đến người dân theo phương thức được cơ quan nhà nước yêu cầu và thông báo kết quả lại cho cơ đã kí hợp đồng về việc tống đạt. Một số giấy tờ thuộc thẩm quyền Thừa phát lại có thể tống đạt được quy định tại nghị định 08/2020 như sau:

Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự.

Đối với giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, các loại văn bản này sẽ được thực hiện tống đạt theo yêu cầu và hợp đồng dịch vụ được ký kết giũa văn phòng Thừa phát lại và Bộ tư pháp.

chức năng của thừa phát lại
chức năng của thừa phát lại

Chức năng lập vi bằng.

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Lập vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, do đó việc lập vi bằng theo đúng quy định sẽ giúp hạn bên yêu cầu hạn chế được rủi do có thể xảy ra.

Vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.

Trong đó, Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…..

Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi gồm một số trường điển hình như: Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền; Lập vi bằng ghi nhận họp của công ty; Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc; Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật; Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật.

Chức năng xác minh điều kiện thi hành án. Theo quy định của nghị định mới về Thừa phát lại, Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và việc này được thực hiện dựa trên yêu cầu của người yêu cầu ( thường là bên có quyền trong vụ việc).

Thủ tục thực hiện xác minh sẽ được thực hiện như sau: Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định  xác minh; Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Nếu việc xác minh được thực hiện bằng văn bản thì thừa phát lại phải lập công văn trong đó nêu rõ đối tượng cần xác minh, các nội dung cần xác minh, thông tin cần cung cấp… sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải  trực tiếp thu thập thông tin, gặp các bên liên quan hay trực tiếp đến nơi có tài sản để xác minh về tình trạng tài sản của người phải thi hành án.

Việc xác minh phải được lập thành biên bản. Biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Chức năng tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Thừa phát lại chỉ thực hiện thi hành án trong các trường hợp: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện và bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Đối với bản án, quyết định phúc thẩm, có thể thi hành án với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Tóm lại, Thừa phát lại được thi hành án dân sự với các bản án, quyết định có hiệu lực đã được xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân trong phạm vi tỉnh mà văn phòng Thừa phát lại có trụ sở.

Ngoài ra, con một điều kiện khác liên quan đến trường hợp Thừa phát lại có thể thi hành án là: Các yêu cầu thi hành án của khách hàng không thuộc thẩm quyền Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án, bao gồm: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến chức năng của thừa phát lại. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139