Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân không còn là vấn đề quá xa lạ đối với mọi người. Vậy chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có những vấn đề gì? Bài viết sau sẽ trình bày vấn đề này, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!

Khái niệm

Căn cứ theo quy định tại Điều 38. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thờ kì hôn nhân

“ Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Như vậy, có thể hiểu: Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn  nhân vẫn tồn tại dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu Tòa án giải quyết.

Quyền yêu cầu chia tài sản

Vợ, chồng thỏa thuận:

+ Vợ chồng tự mình thỏa thuận về việc chia tài sản trong thời kì  hôn nhân

+ Trong trường hợp không thể tự mình thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết

Yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân: có thể yêu cầu Tòa án chia trong các trường hợp sau:

+ Vợ hoặc chồng đơn phương yêu cầu Tòa án chia tài sản trong thời kì hôn nhân

+ Cả hai vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án chia tài sản trong thời kì hôn nhân.

Chỉ vợ và chồng mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, người thứ ba không có quyền yêu cầu

Giả sử trong trường hợp sau: anh A cho anh B vay 20 triệu để anh B sử dụng số tiền này vào mục đích riêng của cá nhân anh B. Khi vay, chị C – vợ của anh B có biết về việc vay mượn này. Hết thời hạn vay anh B không trả được nợ cho anh A và anh A đến đòi tiền chị C. Vì anh B không có tài sản riêng nên anh A muốn yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng anh B để anh B thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Anh A không có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng anh B.

Lưu ý:

Đối với thỏa thuận chia tài sản trong thời kì hôn nhân này cần được lập thành văn bản; có công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật

Nội dung văn bản: cần ghi rõ tài sản chia cho mỗi bên, phần tài sản còn lại không chia ( nếu có ), thời điểm có hiệu lực của việc chia…

Lý do chia tài sản:

+ Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, lý do chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là: khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đều tự kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ di sản riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ, chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; nếu khoogn thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án giải quyết

+ Đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: đã bác bỏ quy định về lý do chia tài sản, tôn trọng ý chí tự định đoạt của chủ thể

Nguyên tắc chia tài sản chung

+ Vợ, chồng thỏa thuận

Theo sự thỏa thuận của vợ, chồng

Không thuộc các trường hợp thỏa thuận vô hiệu

+ Tòa chia: giống như trường hợp chia tài sản chung của vợ, chồng khi li hôn..

Thỏa thuận chia tài sản chung vợ, chồng trong thời kì hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ bị vô hiệu nếu:

– Việc chia ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

– Việc chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, thanh toán khi bị tòa tuyên bố phá sản, trả nợ cho cá nhân, tổ chức, nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước và nghĩa vụ khác  về tài sản

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 39. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận tài sản vợ chồng được xác định như sau:

“ Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Như vậy, có thể chia làm hai trường hợp để xác định thỏa thuận có hiệu lực:

Trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia

+ Do vợ chồng tỏa thuận và được ghi trong văn bản

+ Văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì ngày có hiệu lực chính là ngày lập văn bản

+ Trường hợp vợ chồng chia tài sản mà theoq uy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trường hợp do Tòa chia:

Việc chia có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật

Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 126/2014/ND – CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau:

Việc chia tài sản không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định

Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ,c hồng có thỏa thuận khác.

Nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng

Vợ, chồng chỉ chia một phần tài sản chung thì phần tài sản chung còn lại không chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó thuộc tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định trên và hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/N Đ – CP, một số khái niệm được hiểu như sau:

Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân gồm: khoản tiền thưởng, khoản tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp tài sản chung được chia trong thời kì hôn nhân mà trong giấy chứng nhận về quyền sở hữu; giáy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ, chồng hoặc quyết định của tòa án về chia tài sản chung

Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu: theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quyên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước, thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng gồm: hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiện mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khaonr nợ mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 41. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

“Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.”

Như vậy, hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận cũng phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật

Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt của vợ chồng có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định về Tài sản chung (Điều 33) và Tài sản riêng (Điều 43) của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139