Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định

chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là một trong những quyền của chủ sở hữu thành tựu sáng tạo mà họ tạo ra. Vậy chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định là bao nhiêu? Để hiểu rõ hơn, Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm những bài viết của chúng tôi về vấn đề này.

Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận những đơn đăng ký liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 

Cục bản quyền tác giả tiếp nhận những đơn đăng ký về tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và quyền liên quan tới quyền tác giả (như bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn….)

Đồng thời, với mỗi loại hình đăng ký có mức chi phí riêng theo quy định của pháp luật. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê các loại chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định để quý khách hàng tham khảo.

Chi phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với một số quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch bán dẫn, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh

Theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính như sau:

Về nhãn hiệu 

Chi phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu bao gồm các chi phí sau đây:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng

– Phí thẩm định đơn: 550.000 đồng

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định: 180.000 đồng

– Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng

– Lệ phí công bố văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng

Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Mất quyền đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.

Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu

Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.

Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép

Theo điểm c, khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm (1) khởi kiện tại tòa án nhân dân (2) xử phạt vi phạm hành chính.

Ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh

Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều về tiền và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến nguy cơ người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của mình.

Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ Sáng chế

Theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, chi phí đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế được quy định như sau:

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu 

Lệ phí nộp đơn

150.000 đồng

Lệ phí cấp văn bằng

120.000 đồng

Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Phí thẩm định hình thức bằng 20% mức thu, phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu

900.000 đồng

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)

600.000 đồng

Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn)

160.000 đồng

Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký)

160.000 đồng

Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ)

230.000 đồng

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm đối với sáng chế cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ

600.000 đồng

Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp

120.000 đồng

Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp

120.000 đồng

Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ cho mỗi năm:

– Năm thứ 1; Năm thứ 2: 300.000 đồng

– Năm thứ 3; Năm thứ 4: 500.000 đồng

– Năm thứ 5; Năm thứ 6: 800.000 đồng

– Năm thứ 7; Năm thứ 8: 1.200.000 đồng

– Năm thứ 9; Năm thứ 10: 1.800.000 đồng

– Năm thứ 11 – Năm thứ 13: 2.500.000 đồng

– Năm thứ 14 – Năm thứ 16: 3.300.000 đồng

– Năm thứ 17 – Năm thứ 20: 4.200.000 đồng

Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế

300.000 đồng

Về kiểu dáng Công nghiệp

Chi phí đăng ký Kiểu dáng công nghiệp – chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định sau đây:

 – Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;

– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;

– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)

chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định
chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định

Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Tại sao cần bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp làm tăng sức hút của một sản phẩm, hàng hóa đối với người tiêu dùng. Thậm chí, một sản phẩm bán chạy chỉ là nhờ kiểu dáng độc đáo riêng có của sản phẩm. Do đó, bảo hộ kiểu dáng cho sản phẩm là một chiến lược quan trọng của bất kỳ sản phẩm nào của doanh nghiệp. Những lợi ích mà việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mang lại bao gồm:

Được độc quyền sử dụng, tránh được sự bắt chước, làm giống của các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm, nâng cao được vị thế kinh doanh của đơn vị trên thị trường;

Yên tâm để quảng bá sản phẩm để thu hồi vốn cho đơn vị, thu hồi chi phí sáng tạo ra sản phẩm;

Kiểu dáng độc quyền giúp gia tăng giá trị thương mại cho sản phẩm, định vị được hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng;

Nhờ được độc quyền chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có thể thực hiện nhượng quyền, li xăng thu lợi cho quá trình đầu tư cho kiểu dáng sản phẩm;

Việc độc quyền kiểu dáng giúp gia tăng việc cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển, đa dạng mẫu mã hàng hóa, tiếp cận được nhiều nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Chi phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với bản quyền tác giả và quyền liên quan – chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định

Stt Loại hình tác phẩm Mức thu
(đồng/Giấy chứng nhận)
I Đăng ký quyền tác giả
1 a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

 

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000
2 a) Tác phẩm kiến trúc;

 

b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000
3 a) Tác phẩm tạo hình;

 

b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000
4 a) Tác phẩm điện ảnh;

 

b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000
5 Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính 600.000
II Đăng ký quyền liên quan đến tác giả
1 Cuộc biểu diễn được định hình trên:  
a) Bản ghi âm;

 

b) Bản ghi hình;

c) Chương trình phát sóng.

200.000

 

300.000

500.000

2 Bản ghi âm 200.000
3 Bản ghi hình 300.000
4 Chương trình phát sóng 500.000

Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả?

Để tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: 1 bài hát có thể đăng ký bản quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm âm nhạc; 1 phần mềm máy tính có thể được đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm phần mềm máy tính hay còn gọi là đăng ký bản quyền phần mềm

Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Do đó, khi có ý định đăng ký, khách hàng nên tham khảo quy định về việc những đối tượng nào sẽ được bảo hộ và những đối tượng nào không được bảo hộ.

Lợi ích của đăng ký bản quyền tác giả?

Khi thực hiện việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình, lợi ích mà chủ sở hữu, tác giả nhận được sẽ rất lớn. Cụ thể:

– Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu dễ dàng khai thác các quyền nhân thân, tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận;

– Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu chứng minh được quyền hợp pháp của mình khi có tranh chấp phát sinh với bên khác, có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả;

– Việc đăng ký tại Việt Nam đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tức là không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam;

Từ những lợi ích trên, chúng ta có thể thấy việc đăng ký bản quyền tác giả rất quan trọng và cần thiết đối với 1 tác phẩm.

Trên đây là một số nội dung mới nhất về chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ theo quy định Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139