Chế độ nghỉ thai sản của chồng

chế độ nghỉ thai sản của chồng

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ 01/9/2021 có nhiều thay đổi về các chế độ của bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của người lao động.

Một trong số đó là về chế độ thai sản cho lao động nam. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh chúng tôi tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của chồng mới nhất 

Chế độ thai sản là gì?

Không có quy định cụ thể về chế độ thai sản được hiểu như thế nào. Tuy nhiên căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ sâu đây:

“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.”

Như vậy có thể hiểu đơn giản thì chế độ thai sản là một trong những chế độ mà người lao động (không phân biệt nam, nữ) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng khi đáp ứng các điều kiện, trường hợp luật định.

Chế độ thai sản được áp dụng cho các đối tượng nào?

Tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Theo đó, các đối tượng áp dụng chế độ thai sản bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

chế độ nghỉ thai sản của chồng
chế độ nghỉ thai sản của chồng

Chế độ thai sản đối với lao động nam từ 1/9/2021

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam được hưởng chế độ thai sản nếu đang đóng BHXH mà có vợ sinh con.

Tuy nhiên, chế độ thai sản mà lao động nam được hưởng từ ngày 01/9/2021 sẽ có một số thay đổi theo Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc) ban hành ngày 7/7/2021 như sau:

 Về việc hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con

Theo quy định cũ tại theo Điểm a, Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, chỉ có 1 trường hợp được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con đó là khi chỉ có lao động nam tham gia BHXH bắt buộc mà đã đóng từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Tuy nhiên, từ 01/9/2021 lao động nam được hưởng trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong 02 trường hợp:

Chỉ có lao động nam tham gia BHXH và phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Cả 2 vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà người cha đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Như vậy, quy định mới đã bổ sung thêm trường hợp lao động nam được nhận trợ cấp 01 lần khi vợ sinh con.

Mức trợ cấp 01 lần khi sinh con được tính như sau: Trợ cấp 01 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở (Theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Về cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con với lao động nam

Trước đây Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH không có hướng dẫn cụ thể về cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với lao động nam để hưởng chế độ thai sản. 

Từ ngày 01/9/2021 thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được xác định như sau:

– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng:

Nếu tháng đó có đóng BHXH thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

Nếu tháng đó không đóng BHXH thì thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Về cách tính thời gian nghỉ thai sản cho lao động nam

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của nam được quy định tại Khoản 2, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Nghỉ 05 ngày làm việc với những trường hợp thông thường;

Nghỉ 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi; từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

Nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Trước đây, các văn bản pháp lý không hướng dẫn về trường hợp lao động nam nghỉ hưởng chế độ thai sản nhiều lần. Hiện theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, từ 01/9/2021 nếu lao động nam nghỉ hưởng chế độ thai sản nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định. 

Vợ sinh chồng nghỉ có được hưởng lương

Mức hưởng chế độ nghỉ thai sản của chồng trong trường hợp lao động nam có vợ sinh con được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày nhân với số ngày nghỉ theo quy định.

Để tính mức chế độ nghỉ thai sản của chồng, thì mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.

Như vậy , mức hưởng = BQ lương 6 tháng : 24 x số ngày được nghỉ

Nếu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đóng chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân của tiền lương các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Lương bình quân tháng đóng BHXH của lao động nam (chồng) là 6  triệu đồng/tháng. Lao động nam này có vợ sinh con theo phương pháp phẫu thuật nên theo quy định sẽ được nghỉ 07 ngày làm việc.

Số tiền thai sản mà lao động này nhận được là 6.000.000 đồng : 24 x 7 = 1.750.000 đồng

Lưu ý: Trong trường hợp lao động nam có vợ sinh con mà khi vợ sinh con, trong vòng 30 ngày, chồng có thể nghỉ việc hưởng chế độ, tuy nhiên, nếu trong 30 ngày đó mà người chồng không nghỉ việc thì đương nhiên, chồng đã tự từ bỏ quyền lợi của mình khi vợ sinh con và không được hưởng chế độ thai sản theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 3

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Chồng có được hưởng chế độ thai sản khi người vợ sinh con trong trường hợp cả hai chưa tiến hành đăng ký kết hôn hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Luật Trần và Liên Danh cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi cho Luật Trần và Liên Danh sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật UY TÍN, NHANH CHÓNG, CHUYÊN NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ, vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh!

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến quy định nghỉ thai sản cho chồng. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139