Để có thể được cơ quan cấp phép cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để được cấp phép. Luật Luật Trần và Liên danh tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ cho việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Bình Định.
Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Thực tế, Giấy chứng nhận đầu tư (tiếng Anh là Investment Registration Certificate – IRC) được hiểu là giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện thực hiện dự án đầu tư.
Tuy nhiên, Giấy chứng nhận đầu tư thường gắn liền với các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài, là điều kiện đầu tiên để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Giấy chứng nhận đầu tư hay Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp dưới dạng văn bản bằng giấy hoặc bằng điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư (theo khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14).
Vai trò của Giấy chứng nhận đầu tư
Trước khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, như đã nêu ở trên, Giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận thông tin của nhà đầu tư về dự án đầu tư, do đó, đây chính là cơ sở để Việt Nam quản lý việc đầu tư của nhà đầu tư, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Ngoài ra, còn phải kể đến một số vai trò khác của Giấy chứng nhận đầu tư như: Là điều kiện tiên quyết để dự án đi vào hoạt động; Là cơ sở pháp lý để nhà đầu tư an tâm đầu tư vào dự án…
Dự án nào phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư?
Dự án đầu tư thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 sẽ phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể:
– Trường hợp 1: Dự án của nhà đầu tư nước ngoài;
– Trường hợp 2: Dự án của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ >50% vốn điều lệ/đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (trong trường hợp công ty hợp danh);
– Trường hợp 3: Dự án có tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 2 nắm giữ >50% vốn điều lệ trở lên;
– Trường hợp 4: Dự án có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 2 nắm giữ >50% vốn điều lệ.
Điều kiện xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Bình Định
Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện xin cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam được quy định như sau:
– Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế
– Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
+ Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
– Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ về phạm vi hoạt động đầu tư và về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Những việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Bình Định
Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư cần tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp:
Giấy chứng nhận đầu tư là yêu cầu bắt buộc trong thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và hai thành viên); công ty hợp danh đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư năm 2020.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm Giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu cần thiết đối với loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, nhà đầu tư tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh tại Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch đầu tư) nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở. Thời hạn thực hiện là 03 -07 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mở tài khoản và nộp lệ phí
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như hướng dẫn trên, nhà đầu tư cần tiến hành đăng ký mở tài khoản. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp mới thành lập phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho Cục thuế theo tờ khai mẫu và nộp lệ phí môn bài theo đúng quy định pháp luật.
Thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định
Thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định là một trong các nghĩa vụ của nhà đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã được cấp tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Tên dự án; Nhà đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;…
Sau đó, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có thể điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Bình Định đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện theo trình tự sau:
– Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư.
– Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
– Bước 3: Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
+ Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cơ quan đăng ký đầu tư.
– Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:
+ Thông tin về dự án: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
+ Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đối với dự án có mục tiêu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);
+ Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
+ Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư);
+ Đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đối với dự án không đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư (đánh giá nhà đầu tư có được sử dụng địa điểm đầu tư theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai hay không).
+ Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật đầu tư.
– Bước 5: Khi nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quyết định chủ trương đầu tư gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư và nhà đầu tư.
* Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT thì khi lấy ý kiến thẩm định theo Bước 2, ngoài việc lấy ý kiến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại Bước 5, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư khi nhận được báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các bước và nội dung khác thực hiện theo thủ tục chung.
– Bước 6: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Bình Định đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện theo trình tự sau:
– Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư.
– Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để lấy ý kiến.
– Bước 3: Các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung: (i) Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất); (ii) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có) đối với dự án đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; (iii) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).
– Bước 5: Khi nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm:
+ Thông tin về dự án: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
+ Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đối với dự án có mục tiêu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);
+ Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
+ Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư);
+ Đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đối với dự án không đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư (đánh giá nhà đầu tư có được sử dụng địa điểm đầu tư theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai hay không).
+ Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật đầu tư.
– Bước 6: Khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư (gồm các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 33 Luật Đầu tư). Văn bản quyết định chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và nhà đầu tư.
– Bước 7: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư khi nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Trên đây là bài viết tư vấn về cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Bình Định của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.