BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là một thủ tục hành chính với mục đích bảo vệ sự xâm phạm của kiểu dáng công nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Trình tự thực hiện:

Tiếp nhận đơn:

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thẩm định hình thức đơn:

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Công bố đơn:

Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Thẩm định nội dung đơn:

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Người nộp đơn chọn nộp đơn qua đại diện, thì cần phải có các tài liệu gồm:

Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (3 bản).

Năm (5) bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN gồm ảnh chụp hay bản vẽ mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới và hình phối cảnh của KDCN. Kích thước ảnh chụp hoặc bản vẽ không lớn hơn 210 x 297 mm, và không nhỏ hơn 90 x 120 mm (yêu cầu nộp đồng thời với đơn);

Bản viết tay mô tả kiểu dáng công nghiệp (01 bản);

Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu (1 bản).

Giấy uỷ quyền của người nộp đơn.

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Hợp đồng chuyển nhượng Quyền ưu tiên (áp dụng trong trường hợp Người nộp đơn không đồng thời là người đã nộp đơn ưu tiên. Tài liệu này có thể được nộp trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn).

Những trường hợp không được bảo hộ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hình dáng bên ngoài của 1 sản phẩm cần  có đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.

Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng công nghiệp.

Hình dáng sản phẩm vô hình trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn.

Trên đây là bài viết về đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Nếu có vấn đề cần tư vấn những dịch vụ pháp luật liên quan. Vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trần và Liên danh theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Trần và Liên Danh

Điện thoại: 024-6292- 6678

Di Động: 0969-078- 234

Email: lienhe@luatsutran.vn

Website: luatsutran.vn

Địa chỉ: Phòng 11.11, Tòa nhà C37 Bộ Công An, Số 17 Tố Hữu, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác vui lòng gọi hotline để được tư vấn.

 

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139