Bản tường trình là loại văn bản rất phổ biến trong các trường học, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hay các tổ chức khác, được dùng để trình bày hay thuật lại một sự việc nào đó, phần lớn là những sự việc gây hậu quả xấu và cần làm rõ. Vậy trong bản tường trình cần những nội dung nào là chủ yếu? Cách viết bản tường trình đúng quy định pháp luật? Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về bản tường trình viết tay.
Bản tường trình viết tay quy định thế nào?
Việc đặt ra quy định về bản tường trình xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống. Theo cách hiểu của đại đa số người dân hiện nay, bản tường trình được tạo lập nên khi xảy ra một sự việc mang tính chất tiêu cực, gây hậu quả xấu cho một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội.
Cụ thể hơn, đây là loại văn bản ghi lại toàn bộ diễn biến sự việc đã xảy ra mà gây thiệt hại về người hoặc tài sản cho cá nhân, tổ chức, công ty. Người viết bản tường trình không chỉ là người gây ra sự việc mà còn bao gồm cả những người chứng kiến, người có liên quan đến sự việc đó. Thông thường khi lập bản tường trình viết tay, người lập văn bản sẽ phải trình bày đầy đủ, trung thực về sự việc đã xảy ra đồng thời chỉ rõ mức độ trách nhiệm của mình.
Mục đích của bản tường trình viết tay
Khi có một sự việc gây hậu quả xấu xảy ra, người có thẩm quyền cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, trong trường hợp cần thiết phải yêu cầu người thực hiện hành vi đó hoặc người chứng kiến, người có quyền và nghĩa vụ liên quan viết bản tường trình.
Mục đích của văn bản này nhằm giúp cho người có thẩm quyền hiểu đúng bản chất sự việc, là tài liệu quan trọng đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân cũng như hỗ trợ cho việc thực hiện các công tác quản lý, giải quyết các vấn đề về trách nhiệm pháp lý bắt nguồn từ sự cố của các tổ chức, đoàn thể và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông qua bản tường trình mà người gây ra sự việc cũng như những người có liên quan trình bày thì cơ quan có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm sẽ xem xét giải quyết vụ việc đã xảy ra một cách công bằng, không thiên vị và đảm bảo quyền lợi cho những người có liên quan chịu ảnh hưởng và xử phạt bằng chế tài đối với những người vi phạm quy định pháp luật.
Bản tường trình viết tay gồm những nội dung gì?
Hiện nay, các văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể về hình thức đối với bản tường trình. Điều này cũng xuất phát từ thực tiễn bởi văn bản này giống như việc thuật lại lời nói của người lập văn bản từ những việc mà họ đã trải qua, chứng kiến hoặc biết rõ. Vì vậy, việc giảm thiểu những quy định khắt khe về hình thức sẽ tạo ra sự linh hoạt, thuận lợi cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc.
Dù vậy, để đảm bảo giá trị pháp lý của một văn bản thông thường cũng như tăng tính xác thực, bản tường trình cần cung cấp những thông tin chính như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ
– Thời gian, địa điểm viết bản tường trình
– Tên bản tường trình, vấn đề tường trình
– Đơn vị, cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản tường trình
– Thông tin cá nhân của người viết bản tường trình, bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; chỗ ở hiện nay; trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, chức vụ; nghề nghiệp, nơi công tác, địa chỉ làm việc
– Thời gian và địa điểm xảy ra sự việc
– Danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng
– Trình tự, cũng như diễn biến, tình tiết của sự việc
– Nguyên nhân của sự việc (khách quan, chủ quan)
– Mức độ thiệt hại (nếu có)
– Trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu như sự việc nói trên gây ra hậu quả
– Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết)
– Phần kết thúc, thường bao gồm lời cam đoan, lời hứa, lời đề nghị và họ tên, chữ ký của người viết bản tường trình.
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, internet, … rất nhiều các trang mạng, cổng thông tin có cung cấp mẫu đơn tường trình có sẵn, nếu quý bạn đọc có nhu cầu viết bản tường trình có thể tham khảo các nguồn tin đó, miễn sao đảm bảo đầy đủ các thông tin như chúng tôi đã nêu trên.
Lưu ý khi viết bản tường trình viết tay
Để quá trình giải quyết vụ việc diễn ra thuận lợi thì mẫu đơn, mẫu bản tường trình cần phải đảm bảo một số yếu tố và lưu ý đến các nội dung cơ bản như sau:
– Thể hiện sự trung thực khi trình bày
Trước hết, đầy là yêu cầu vô cùng quan trọng và quyết định đến tính xác thực của văn bản tường trình. Điều này không chỉ được thể hiện qua văn phong của người viết mà còn qua việc kiểm chứng những thông tin cung cấp khi điều tra, xem xét cụ thể trên thực tế. Chỉ cần trình bày chính xác sự việc xảy ra, không thêm hoặc bớt thông tin sẽ giúp quá trình giải quyết được thuận lợi, hợp tình, hợp lý và kết quả điều tra, xét xử không bị sai lệch.
– Đảm bảo tính chính xác của các thông tin cung cấp
Một trong những yếu tố cần thiết nữa là tính chính xác trong nội dung của bản tường trình. Trên thực tế, đôi khi có những trường hợp người lập văn bản không nhớ rõ hoặc nhớ không chính xác thông tin vì những lý do khách quan, dẫn đến nội dung tường trình sai sự thật và gây khó khăn cho công tác điều tra. Do đó, khi làm bản tường trình, người viết cần phải cân nhắc thật kỹ và trình bày nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của sự việc một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác, phục vụ cho quá trình điều tra.
– Sắp xếp thông tin hợp lý
Thông tin trong bản tường trình nên được sắp xếp theo trình tự thời gian, tiến trình xảy ra sự việc hoặc các phần khác nhau, làm sao để văn bản trở nên dễ đọc, dễ hiểu nhất có thể.
Mẫu Bản tường trình viết tay được sử dụng phổ biến nhất
Mẫu Bản tường trình sự việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………….., ngày…. tháng…. năm…..
BẢN TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC
Kính gửi: …………………
Họ tên:
Sinh ngày:……………………………………………………………………….
Quê quán:………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………..
Trình độ chuyên môn được đào tạo:……………………………………………..
Công việc chính hiện đang đảm nhiệm:………………………………………….
Đơn vị đang làm việc (phòng, ban, phân xưởng……..):…………………………..
Tường trình diễn biến sự việc:……………………………………………………
Nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra:…………………………………………….
Căn cứ quy định của pháp luật và nội quy lao động của đơn vị đã ban hành, tôi nhận thấy hành vi vi phạm kỷ luật của tôi áp dụng theo hình thức kỷ luật lao động hoặc bồi thường trách nhiệm vật chất theo Điều……………………………
Tôi hứa sẽ sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm và không tái phạm.
Người viết tường trình (Ký tên) |
Mẫu bản tường trình tai nạn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN TƯỜNG TRÌNH TAI NẠN
Hôm nay, vào hồi………..giờ…… ngày……….tháng……. năm………..
Tại:……………………………………………
Chúng tôi gồm có:
1………………………Chức vụ: …………………….
2…………………..….Chức vụ: ……………………
3…………………….Chức vụ: ………………………
Cùng lập biên bản về vụ tai nạn:
Ngày, giờ xảy ra tai nạn:…………………………………
Nơi xảy ra tai nạn:………………………………………..
Diễn biến vụ tai nạn (nêu chi tiết): ……………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Nguyên nhân vụ tai nạn (nêu chi tiết):
……………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Hậu quả: ……………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
Những người chứng kiến vụ tai nạn (nếu có):
Người thứ 1:…………………………………
Người thứ 2:…………………………………
Cam đoan: Tôi/chúng tôi cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này.
Biên bản/Bản tường trình được lập xong vào hồi:.…giờ…, ngày ….. tháng …. Năm …. tại ………………………………………………………
XÁC NHẬN |
NGƯỜI LẬP |
||
(Chữ ký và dấu của đơn vị tham gia bảo hiểm/cơ quan chủ quản hoặc chính quyền, công an nơi xảy ra tai nạn/người làm chứng) |
(Ký, ghi rõ họ, tên) |
||
Mẫu Bản tường trình vi phạm nội quy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày….tháng….năm….
BẢN TƯỜNG TRÌNH
(V/v vi phạm nội quy)
Kính gửi:
Họ tên:……………………………………………………………………………
Sinh ngày tháng năm:…………………………………………………………….
Quê quán: ………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………
Công việc chính hiện đang đảm nhiệm:…………………………………………..
Thời điểm sự việc xảy ra hoặc phát hiện ngày tháng năm: ………………………
Trình tự diễn biến sự việc:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra:
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
Tôi hứa sẽ sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm và không tái phạm.
Người viết tường trình |
Mẫu Bản tường trình viết tay cho học sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày……, tháng…., năm…….
BẢN TƯỜNG TRÌNH
(V.v …………….)
Kính gửi: BGH Trường .………………
Họ tên em là:…………………
Sinh ngày:………………………
Nơi ở hiện tại:……………………..
Là học sinh lớp: …………Trường ………………..
Số điện thoại:………………
Email:……………………
Hôm nay, ngày ….. tháng…… năm…… em viết đơn này nhằm tường trình về hành vi …………. của em, cụ thể:
Căn cứ theo nội quy của trường, em nhận thấy hành vi của mình đã vi phạm đến nội quy của trường và xứng đáng phải chịu kỷ luật theo Điều ….. của nội quy.
Em cam đoan những thông tin trong bản tường trình này là đúng sự thật.
Em sẽ chịu phạt đúng như nội quy quy định và xin hứa sẽ không tái phạm!
Giáo viên chủ nhiệm (Ký, ghi rõ họ tên) |
Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn viết bản tường trình viết tay?
Dù bản tường trình không phải những văn bản yêu cầu quá khắt khe về quy chuẩn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về thể thức của một văn bản hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Thể thức văn bản
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này”
– Hướng đẫn viết bản tường trình: Khi viết bản tường trình cần chú ghi đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết in hoa và chính xác
+ Địa điểm và thời gian viết bản tường trình: Cần phải viết cụ thể thời gian và địa điểm của nội dung cần tường trình.
+ Tên văn bản: Ghi rõ sự việc cần tường trình là gì
+ Kính gửi: ghi cụ thể cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận bản tường trình
+ Thông tin của người viết bản tường trình: Ghi rõ họ và tên, ngày/tháng/năm, quê quán, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp đúng như CMND hoặc CCCD.
+ Nội dung chính của bản tường trình: Thường sẽ bao gồm thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng; Trình tự, cũng như diễn biến, tình tiết của sự việc; Nguyên nhân của sự việc: có thể sẽ gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; Mức độ thiệt hại (nếu có); Trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu như sự việc nói trên gây ra hậu quả; Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết).
Lưu ý: Tường trình là việc một người nào đó tự mình kể lại sự việc, do đó, những nội dung được kê khai cần đảm bảo tính chính xác. Bởi vì người kê khai sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin được trình bày trong Bản tường trình đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về bản tường trình viết tay. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.