Chứng minh thư hay thẻ căn cước ( mới đây nhất là thẻ căn cước công dân gắn chip) là giấy tờ tùy thân đi theo ta suốt cuộc đời. Gần đây Nhà nước ta bắt đầu triển khai quản trị dân cư qua mã định danh nên việc chuẩn bị kiến thức cho mình về cách chụp ảnh cccd thế nào cho đúng quy định là một điều rất cần thiết. Sau đây Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn hiểu về vấn đề này rõ hơn.
Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 có quy định như sau: “Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”
Trong suốt những ngày vừa qua; người dân cả nước đã được tiến hành lầm lại thẻ Căn cước công dân. Thẻ căn Cước công dân này sẽ thay thế cho Chứng minh nhân dân; theo Luật Căn cước công dân 2014. Loại thẻ Căn cước công dân này theo mẫu quy định tại Thông tư 60/2021/TT-BCA. Thẻ hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm; chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm; bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm. Đồng thời, mặt trước bên phải có mã QR, mặt sau bên phải được gắn chip điện tử.
Quy định chụp ảnh Căn cước công dân
2.1 Yêu cầu về ảnh căn cước công dân
Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và mục II.1.b Thông tư 04/1999/TT-BCA quy định về ảnh chứng minh nhân dân như sau:
“Ảnh do cơ quan công an chụp hoặc thu qua camera để in trên CMND và tờ khai. Ảnh màu, kích thước là 3×4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự.”
Như vậy, theo Thông tư của Bộ Công an, ảnh chụp chân dung khi làm căn cước công dân phải rõ khuôn mặt, rõ hai tai và không đeo kính. Khi chụp, công dân phải để đầu trần, ngồi nghiêm túc, trang phục lịch sự và không sử dụng trang phục chuyên ngành như công an, y bác sĩ, quân đội,…
2.2 Yêu cầu về trang phục
Trang phục cần nghiêm túc, lịch sự, nên bạn có thể mặc sơ mi. Ngoài ra, khi chụp hình thẻ căn cước công dân để bức hình tươi tắn, bạn có thể cười mỉm một chút. Đồng thời ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực, tạo tư thế thật thoải mái.
Những lưu ý khi chụp ảnh căn cước công dân
Khi chụp ảnh căn cước công dân cần lưu ý phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phông nền ảnh màu trắng (do Cơ quan công an chuẩn bị);
Công dân ngồi chính diện, chụp thẳng mặt, thẳng vai;
Chỉnh tóc gọn gàng cho rõ khuôn mặt, rõ hai tai, tóc không che mặt nhiều;
Đầu để trần;
Chụp thẳng mặt, thẳng vai
Rõ 2 tai Không đeo kính
Không mặc các trang phục chuyên ngành (công an, bác sĩ,.v.v.), tác phong nghiêm túc.
Không đội mũ
Kích thước 3×4
Không có quy định về việc chụp ảnh chứng minh thư/thẻ căn cước phải mặc áo như thế nào nên bạn chỉ cần mặc thường phục, miễn sao trang phục đó đủ lịch sự. Bạn có thể mặc áo sơ mi có cổ hoặc áo vest để bức ảnh được trang trọng, nhã nhặn.
Đặc biệt, đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó. Trường hợp nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh làm căn cước công dân nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai. Những tiêu chuẩn trên thường được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Và cũng giống như việc mặc trang phục để chụp ảnh thẻ căn cước công dân; việc trang điểm hay nhuộm tóc khi chụp ảnh làm thẻ căn cước cũng không có quy định.
Ai được cấp thẻ căn cước công dân?
Theo Luật Căn cước công dân 2014 quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định; thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Cơ quan có thẩm quyền cấp căn cước công dân
Theo Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau: Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện; cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Như vậy, công dân cần cấp Căn cước công dân đến Cơ quan công an nơi thường trú; tạm trú để yêu cầu. Hiện nay cơ quan công an trên cả nước đã thực hiện cấp mới căn cước công dân cho người dân.
Những câu hỏi thường gặp
Có được thả tóc khi chụp thẻ căn cước công dân hay không?
CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Mà nhận dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác. Đồng thời theo những quy định nêu trên, có thể thấy, ảnh căn cước phải giống với ảnh ngày thường của bạn. Những trường hợp để tóc che khuất đặc điểm nhận dạng sẽ được yêu cầu vén cao để chụp ảnh. Do đó, khi chụp ảnh Căn cước công dân gắn chip người dân nên để đầu tóc gọn gàng, rõ mặt, rõ hai tai để tránh phải chụp lại nhiều lần mất thời gian. Bạn có thể thả tóc nhưng có thể bị yêu cầu vén tóc ra sau tai để trông gọn gàng, dễ nhận diện hơn
Chụp ảnh Căn cước công dân gắn chip có được cười không?
Không ít người e ngại khi để người khác thấy chứng minh thư của mình vì bức ảnh không được đẹp, nhìn là mình như không phải là mình. Mặc dù quy định chụp mọi loại ảnh thẻ là không được cười nhưng bạn có thể để nét mặt tươi tỉnh hoặc chỉ cần mỉm cười nhẹ, giúp ta nhìn có sức sống và thật hơn.
Thẻ Căn cước công dân gồm những thông tin gì?
Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ
Căn cước công dân gắn chíp có thể được tích hợp những loại giấy tờ nào?
Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân và một số giấy tờ tùy thân khác như bằng lái xe, bảo hiểm y tế.
Những thông tin trên CCCD gắn chip không nên để lộ
Trên CCCD gắn chip, có chứa những thông tin cơ bản về nhân thân của chủ thẻ. Do đó, chủ thẻ cần giữ cẩn thận và không để lộ bản scan cũng như ảnh CCCD 2 mặt.
Những thông tin quan trọng trên CCCD không nên để lộ bao gồm:
– Số Căn cước công dân: đây còn là mã định danh cá nhân của mỗi công dân (theo Điều 19 Luật Căn cước công dân). Mã định danh cá nhân gắn liền với công dân từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, không thay đổi, không có sự trùng lặp với bất cứ ai.
– Thông tin nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân: Họ tên, ngày sinh, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú. Những thông tin này thường được yêu cầu kê khai trong các hợp đồng, giao dịch ngân hàng và thủ tục hành chính…
– Mã QR, bởi khi quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chip, sẽ hiện ra những thông tin cơ bản về nhân thân, số Chứng minh nhân dân (CMND) cũ. Bên cạnh đó, còn có thể lộ những thông tin về đặc điểm nhân dạng, ngày cấp thẻ CCCD, vân tay của chủ thẻ.
Để lộ ảnh và thông tin CCCD, người dân có thể đối mặt với những rủi ro gì?
Hiện nay đa phần người dân đã chuyển sang sử dụng CCCD gắn chip, so với CMND và CCCD mã vạch thì CCCD gắn chip chứa đựng được nhiều thông tin hơn qua việc quét mã QR và chip điện tử gắn trên thẻ.
Thực tế có không ít trường hợp vì chủ quan mà người dân vô tư chia sẻ hình ảnh CMND/CCCD không làm mờ thông tin ra ngoài. Điều này đã vô tình tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng để sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật, nhất là các tội phạm công nghệ cao. Theo đó, nếu vô tình để lộ thông tin hay ảnh CCCD, người dân có thể đối mặt với một số rủi ro sau:
– Bị người khác lấy ảnh CMND/CCCD để đi vay tiền online trên app: Bản chất của các app vay tiền online là không cần gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản mà vẫn cho vay, đồng thời, rất nhiều app online hiện nay cho vay tiền bất chấp để rồi cũng dùng những cách đòi nợ theo kiểu xã hội đen để ép “con nợ” phải trả. Vì thế, các app này cho vay rất dễ dàng.
Người cần vay chỉ cần chụp hình ảnh CMND/CCCD 2 mặt là có thể vay tiền và giải ngân một cách nhanh chóng và app không cần xác minh chính chủ. Vì vậy mà các đối tượng phạm tội thường tìm cách lấy thông tin cá nhân của người khác, sau đó chụp ảnh và gửi vào những ứng dụng này để vay tiền nhằm mục đích chiếm đoạt.
Sau đó, khi đến hạn đòi nợ thì các app sẽ đòi tiền chủ CMND/CCCD, thậm chí tung các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm bôi xấu danh dự, nhân phẩm nhằm mục đích đòi nợ.
Mặc dù nếu không chứng minh là đã giải ngân cho đúng tài khoản của chú CMND/CCCD thì sẽ không có căn cứ đòi nợ nhưng các app này thường bất chấp để lấy lại được tiền, cũng vì thế mà chủ CMND/CCCD sẽ dính phải muôn vàn rắc rối.
Trong trường hợp người dân đã gửi ảnh CMND/CCCD cho người khác và bị sử dụng để đi vay tiền thì các bạn cần nhanh chóng thông báo với đơn vị cho vay, đồng thời báo với cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ.
– Bị người khác dùng CMND/CCCD để mở tài khoản ngân hàng và đi lừa đảo: Hiện nay, rất nhiều ngân hàng cho phép người dùng mở tài khoản online và thẻ được gửi đến tận nhà. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ lừa đảo lấy ảnh CMND/CCCD của người khác để đi mở tài khoản ngân hàng và dùng mọi cách lừa đảo để nạn nhân chuyển tiền vào số tài khoản ngân hàng đó.
Khi cơ quan chức năng điều tra vụ án lừa đảo sẽ chỉ tra ra đến tài khoản ngân hàng của ai, vì thế, chủ CMND/CCCD dùng để mở tài khoản ngân hàng sẽ vướng phải những rắc rối không đáng có.
Trong trường hợp này, người dân cũng cần nhanh chóng liên hệ đến ngân hàng để được hỗ trợ.
– Bị người khác dùng CMND/CCCD đăng ký thuê bao trả sau: Hiện nay, khi mua sim, các cửa hàng chỉ cần ảnh CMND/CCCD của người mua để đăng ký chính chủ. Vì thế, khi lộ ảnh CMND/CCCD, bạn sẽ có rủi ro bị người khác dùng CMND/CCCD đăng ký thuê bao trả sau và phải chịu trách nhiệm khi sim nợ cước.
Nếu phát hiện ra thông tin cá nhân của mình bị lợi dụng để đăng ký thuê bao trả sau thì người dân cũng có thể liên hệ đến nhà mạng tại văn phòng giao dịch để được hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện không có cách nào kiểm tra được số CMND/CCCD của mình đang được đăng ký những thuê bao nào.
– Bị dùng ảnh CMND/ CCCD đăng ký mã số thuế ảo: Trường hợp nghi ngờ bị lợi dụng lấy số CNMD/CCCD để đăng ký mã số thuế ảo, có thể truy cập vào địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/, sau đó nhập thông tin để kiểm tra.
Bị lộ ảnh CMND/CCCD, xử lý thế nào?
– Giữ lại bằng chứng chứng minh mình đã tiết lộ ảnh CMND/CCCD cho người khác. Bằng cách này, người dân có thể chứng mình được mình không liên quan đến việc vay tiền hay đăng ký sim…
– Có thể báo mất hoặc trình báo bị lộ ảnh CMND/CCCD: Mục đích thông báo đến cơ quan chức năng vừa để làm lại kịp thời các giấy tờ quan trọng, vừa phòng ngừa trường hợp số CMND/CCCD bị lợi dụng thực hiện các giao dịch trái luật thì có căn cứ để chứng minh bản thân không có liên quan đến các giao dịch đó.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc cấp thẻ căn cước công dân, Hãy gọi ngay tổng đài tư vấn Luật Trần và Liên Danh để được Luật sư tư vấn ảnh cccd, pháp luật hành chính trực tuyến.