Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ, được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn khác làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm. Vậy hành vi này sẽ bị xử phạt thế nào theo quy định của pháp luật hình sự?

Quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ?

Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ

Chủ thể của tội phạm – Điều 356 Bộ luật Hình sự

Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn. 

Theo Khoản 2 Điều 352 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. 

Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác. 

Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 356 Bộ luật Hình sự

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. 

Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình, cho người khác hoặc cho một nhóm người nào đó. Động cơ cá nhân khác có thể là củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất… 

Khách thể của tội phạm – Điều 356 Bộ luật Hình sự

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức; làm cho các cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.

Mặt khách quan của tội phạm – Điều 356 Bộ luật Hình sự

Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. 

Theo đó, làm trái công vụ là không làm hoặc làm không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao.

Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc, cụ thể là hành vi phạm tội phải gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hậu quả của tội phạm rất đa dạng, chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.

Thủ đoạn phạm tội là lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện tội phạm. 

Khung hình phạt của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ

Khung hình phạt cơ bản với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 là cấu thành cơ bản của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hon hình phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt tiền hoặc hình phạt cảnh cáo. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được hưởng án treo.

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 05 năm tù.

Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật này; người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn; người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn; người phạm tội bồi thường được càng nhiều thiệt hại mà họ đã gây ra thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội không bồi thường hoặc chỉ bồi thường không đáng kể thiệt hại mà họ đã gây ra.

Khung tặng nặng thứ nhất với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ nhất (khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Có tổ chức

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm này, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên, không phải vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có tổ chức nào cũng có đủ những người đồng phạm trên.

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn
tội lợi dụng chức vụ quyền hạn

Các yếu tố để xác định phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Phạm tội 02 lần trở lên

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 02 lần trở lên là trường hợp có từ 02 lần lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trở lên, mỗi lần lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đều đã cấu thành tội phạm và nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước đến lần phạm tội sau.

Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong các lần phạm tội đó, chỉ có 01 lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, còn các lần khác chỉ là vi phạm kỷ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 02 lần trở lên.

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng là trường hợp hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 2 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 06 tháng cải tạo không giam giữ đến 03 năm cải tạo không giam giữ hoặc từ 01 năm tù đến dưới 05 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hon của điều luật (phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 10 năm tù.

Khung tăng nặng thứ hai với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ hai (khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên là trường hợp hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương vni Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hon của điều luật (từ 05 năm tù đến dưới 10 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 05 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 15 năm tù.

Hình phạt bổ sung đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định về hình phạt bổ sung (khoản 4 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015). Ngoài những hình phạt chính như đã nêu trên, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có tác dụng hỗ trợ hình phạt chính, tăng khả năng trừng trị người phạm tội, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

 Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139