Thủ tục làm thẻ apec tại Hà Nội

Thủ tục làm thẻ apec tại Hà Nội

Hà Nội là nơi tập trung nhiều Doanh nhân trên cả nước, nhu cầu giao thương đi lại tại các nền kinh tế  APEC rất lớn. Vì vậy, Luật Trần và Liên danh xin gửi tới quý khách hàng thủ tục làm thẻ apec tại Hà Nội để quý khách hàng tham khảo.

Thẻ apec là gì

Thẻ APEC (hay còn gọi là Thẻ Doanh nhân ABTC – APEC Business Travel Card) là một loại giấy tờ thị thực đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của các nước khối APEC cấp cho Doanh nhân mang quốc tịch của các nước thành viên để tự do đi lại trong các quốc gia khối APEC, thuận tiện trong việc hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư giữa các quốc gia.

Ai được cấp thẻ apec

Theo quyết định Số: 54/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về quy chế cấp và quản lý thẻ ABTC (Thẻ APEC) thì các chức danh sau trong doanh nghiệp sẽ được cấp thẻ APEC.

1. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm;
b) Thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Giám đốc, Phó giám đốc các ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;
c) Kế toán trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, ngân hàng; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp hoặc chi nhánh ngân hàng.

2. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam

a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty;
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;
c) Kế toán trưởng, Trưởng phòng trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của các doanh nghiệp và các chức danh tương đương khác.

3. Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của APEC

a) Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC;
b) Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của APEC;
c) Trưởng đại diện, Phó đại diện cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC.

Thủ tục làm thẻ apec tại Hà Nội

Thủ tục làm thẻ apec tại Hà Nội

Thẻ apec miễn visa đi những nước nào

Doanh nhân có Thẻ APEC được miễn visa khi đi đến 19 nước trong khối kinh tế APEC (trừ Mỹ và Canada)với thời gian của từng lần lưu trú như bên dưới và không hạn chế số lần lưu trú trong một năm hoặc trong suốt thời hạn của Thẻ Apec, cụ thể là:

Trung Quốc (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).

Hong Kong (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).

Đài Loan (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Hàn Quốc (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Nhật Bản (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Úc (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Nga (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: từ 14 đến 90 ngày).

Singapore (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).

Indonesia (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).

Malaysia (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).

Thái Lan (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Philippines (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 59 ngày).

New Zealand (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Mexico (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Chile (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Brunei (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC:90 ngày).

Peru (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 90 ngày).

Papua New Guinea (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).

Việt Nam (thời gian lưu trú bằng thẻ APEC: 60 ngày).

Điều kiện xin cấp mới thẻ apec

Để được cấp thẻ APEC, Công ty và Doanh nhân xin cấp thẻ cần đáp ứng các điều kiện sau:

Công ty có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác khối thẻ APEC và chấp hành tốt pháp luật.

Công ty có doanh thu sản xuất kinh doanh hoặc cókim ngạch xuất nhập khẩu(tùy từng địa phương, điều kiện về doanh thu hoặc kim ngạch xuất nhập khẩu được quy định khác nhau).

Doanh nhân có tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.

Doanh nhân có nhu cầu thường xuyên đi lại đến các nước khối thẻ APEC.

Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 05 năm.

Doanh nhân giữ các chức danh quản lý theo quy định tại Mục 2.

Công ty tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan,…

Thực hiện thủ tục tại Sở ngoại vụ Hà Nội:

a). Thành phần, số lượng hồ sơ:

 – Giấy giới thiệu, chứng minh thư của người đến làm thủ tục;
– Văn bản xin phép sử dụng thẻ APEC có xác nhận bằng mực ký trực tiếp của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (theo mẫu của Sở Ngoại vụ);
  – Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh;
 – Bản sao văn bản thực hiện nghĩa vụ thế với Nhà nước 6 tháng gần nhất (thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp );
 – Bản sao bảng lương, sổ bảo hiểm (nếu có) có thời gian 1 năm gần nhất;
 – Quyết định bổ nhiệm có thời gian đảm nhiệm chức vụ ít nhất 1 năm;
 – Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của UBND Phường nơi cư trú;
 – Bản sao có chứng thực các loại hợp đồng kinh tế ký kết với các đối tác thuộc các nền kinh tế thành viên APEC (kèm theo các văn bản thể hiện hợp đồng ký kết đã được thực hiện như :thanh lý hợp đồng, hợp đồng XNK kèm tờ khai hải quan và hóa đơn nộp thuế v.v…), nếu hợp đồng bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch công chứng tiếng Việt kèm theo;
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu thể hiện nhu cầu đi lại thường xuyên vì mục đích thương mại trong khối thành viên APEC.
Số lượng hồ sơ : 1 bộ

b). Địa điểm nộp hồ sơ:

– Các cơ quan, tổ chức xin cấp thẻ APEC cho người của đơn vị mình chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận 1 cửa  tại Trụ sở Sở Ngoại vụ Hà Nội (Số 10 Phố Lê Lai, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội)  nhận phiếu hẹn có ghi ngày trả kết quả.
– Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thụ lý giải quyết và trả kết quả cho cơ quan, tổ chức theo phiếu hẹn. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn cơ quan, tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

c). Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : 

Văn bản đồng ý cho phép sử dụng thẻ APEC của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Thực hiện tại Cục Xuất nhập cảnh

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

01 tờ khai đề nghị cấp thẻ (theo mẫu do Cục quản lý xuất, nhập cảnh ban hành), có xác nhận của Thủ trưởng doanh nghiệp hoặc cơ quan trực tiếp quản lý doanh nhân. (mẫu TK15)
04 ảnh cỡ 3x4cm, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần (01 ảnh dán vào tờ khai có đóng dấu giáp lai của doanh nghiệp hoặc cơ quan trực tiếp quản lý doanh nhân và 03 ảnh để rời).
Văn bản cho phép sử thẻ APEC của cấp có thẩm quyền:
 Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ APEC, doanh nhân phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị. Trường hợp cơ quan, daonh nghiệp cử cán bộ, nhân viên khác thay mặt doanh nhân nộp hồ sơ và nhận thẻ thì cán bộ, nhân viênđó phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân của mình và hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ APEC.

b). Địa điểm nộp hồ sơ:

Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:

c). Nhận thẻ APEC:

Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả giấp phép xuất nhập cảnh cho người đến nhận kết quả.

Những khó khăn thường gặp khi xin cấp mới thẻ apec

Trong quá trình xin cấp mới thẻ APEC, Công ty và Doanh nhân thường gặp những vấn đề sau:

– Thời gian thực hiện thủ tục xin cấp thẻ APEC khá dài (từ 4-6 tháng). Công ty và Doanh nhân phải liên tục theo dõi hồ sơ để cập nhật, bổ sung, giải trình hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước xử lý hồ sơ. Trong quá trình xem xét hồ sơ xin cấp thẻ, cơ quan Nhà nước có thể liên hệ, xác minh hồ sơ và có thể kiểm tra trên thực tế tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật của Công ty và Doanh nhân.

– Thành phần hồ sơ xin cấp thẻ APEC tương đối nhiều và phức tạp. Quy chế cấp thẻ APEC của nhiều tỉnh thành đã có sự thay đổi theo hướng “siết chặt” hơn, do đó, việc thẩm định hồ sơ của các cơ quan nhà nước cũng chặt chẽ và khó khăn hơn.

– Doanh nhân không chứng minh được nhu cầu sử dụng thẻ APEC, nghĩa là không chứng minh được nhu cầu đi lại đến các nước thành viên khối APEC.

– Chức danh của Doanh nhân xin cấp thẻ APEC không thuộc các trường hợp được sử dụng thẻ APEC, ví dụ người xin cấp thẻ là Phó Tổng giám đốc.

– Doanh nhân và Công ty có sự vi phạm pháp luật và không khắc phục kịp thời. Các vi phạm phổ biến là: Công ty nợ tiền thuế, không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nợ tiền bảo hiểm xã hội, vi phạm hải quan…

– Công ty không chứng minh được năng lực sản xuất và hợp tác với các Công ty thuộc các nước khối APEC, ví dụ như: Công ty không ký kết, thực hiện hợp đồng ngoại thương/cung cấp dịch vụ trong năm gần nhất; hoặc Công ty có ký kết hợp đồng với đối tác thuộc các nước trong khối APEC nhưng không đủ các giấy tờ, chứng từ có liên quan chứng minh việc thực hiện hợp đồng.

Trên đây là một số tư vấn Thủ tục làm thẻ apec tại Hà Nội của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Thủ tục làm thẻ apec tại Hà Nội. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139