Văn phòng công chứng an tín

văn phòng công chứng an tín

Văn phòng công chứng An Tín được thành lập theo Quyết định số 3386/QĐ-UBND, ngày 05/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương, được Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương cấp Giấy đăng ký hoạt động số 15/TP-ĐKHĐ, ngày 19/12/2012 và đã chính thức hoạt động vào ngày 02/01/2013. Đây là một địa điểm uy tín quý khách hàng có thể làm việc

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những nội dung kiến thức liên quan đến văn phòng công chứng nói chung và giới thiệu đến bạn đọc văn phòng công chứng an tín

Công chứng là gì ?

Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng Cần phân biệt thuật ngữ công chứng và Chứng thực, theo đó chứng thực là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực.

Công chứng do cơ quan bổ trợ Tư pháp thực hiện ví dụ như phòng công chứng, văn phòng công chứng và công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trường hợp một bên không thực hiện thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ngoài ra văn bản công chứng thì có giá trị chứng cứ và những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh.

Người có quyền yêu cầu công chứng quy định khác nhau ở các nước, trong đó tại Việt Nam thì người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài. Người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức đó. Người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.

Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng, văn phòng công chứng được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong Luật Công chứng cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức công ty hợp danh khác.

Thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng an tín

Địa chỉ: 396A Nguyễn Trãi, Phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn (Bản photo và bản gốc để đối chiếu) và nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và hồ sơ lưu trữ. Nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung thêm.

Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Các bên sẽ ký và điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

Văn phòng công chứng và Phòng công chứng là hai tổ chức được phép hành nghề công chứng tại Việt Nam. Văn phòng công chứng hoạt động theo quy định của Luật công chứng do Quốc hội Nhà nước XHCN Việt Nam bàn hành ngày 20/06/2014 và và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Cơ cấu tổ chức của văn phòng công chứng an tín

Hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính. Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập (Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng).

Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

Phòng công chứng: 

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Thành lập Phòng công chứng

Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây: Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng; Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.

Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng.

Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.

Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng.

văn phòng công chứng an tín
văn phòng công chứng an tín

Giá công chứng hợp đồng, giao dịch tại văn phòng công chứng an tín

Giá công chứng hợp đồng, giao dịch gồm phí công chứng và thù lao công chứng tại văn phòng công chứng an tín. Trong đó:

– Phí công chứng: Là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho Văn phòng công chứng gồm: Phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch; phí lưu giữ di chúc…

– Thù lao công chứng: Là khoản phí khác liên quan đến soạn thảo hợp đồng, đánh máy, sao chụp, dịch, công chứng ngoài trụ sở…

Cụ thể, căn cứ Thông tư 257/2016/TT-BTC, có thể liệt kê một số loại phí công chứng gồm:

* Phí công chứng tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quy

– Hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản…

Tùy thuộc vào giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch mức thu phí công chứng, cụ thể:

STT

Giá trị tài sản/hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

50.000 đồng

2

Từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng

100.000 đồng

3

Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng – 3 tỷ đồng

01 triệu đồng + 0,06% phần giá trị vượt quá 1 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng – 5 tỷ đồng

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị vượt quá 3 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng – 10 tỷ đồng

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị vượt quá 5 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng

5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng

32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị vượt quá 100 tỷ đồng (tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

* Phí công chứng không tính theo giá trị tài sản hoặc giao dịch, hợp đồng

STT

Loại việc

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

40.000

2

Hợp đồng bảo lãnh

100.000

3

Hợp đồng ủy quyền

50.000

4

Giấy ủy quyền

20.000

5

Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch không tăng giá trị tài sản hoặc hợp đồng, giao dịch

40.000

6

Hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25.000

7

Di chúc

50.000

8

Văn bản từ chối nhận di sản

20.000

9

Hợp đồng, giao dịch khác

40.000

Giá chứng thực giấy tờ, tài liệu

Theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, phí chứng thực được quy định cụ thể như sau:

STT

Nội dung thu

Mức thu

1

Bản sao từ bản chính

2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.

2

Phí chứng thực chữ ký

10.000 đồng/trường hợp.

văn văn phòng công chứng an tín khác gì Phòng công chứng?

Tiêu chí

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

Địa vị pháp lý

Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp

(Điều 19 Luật Công chứng 2014)

Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công dưới hình thức công ty hợp danh (Điều 22 Luật Công chứng)

Thành lập

Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng

Được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và Luật Doanh nghiệp đối với loại hình công ty hợp danh

Chủ thể thành lập

UBND cấp tỉnh quyết định thành lập

Có 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập

Người đại diện theo pháp luật

– Là công chứng viên

– Do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

– Là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng

– Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên

Công chứng viên

Là viên chức hưởng chế

độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập

– Công chứng viên hợp danh hoặc;

– Công chứng viên làm việc theo hợp đồng lao động

văn văn phòng công chứng an tín có làm việc ngoài giờ không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước.

Hiện nay, không có một quy định chung nào về giờ làm việc của các cơ quan Nhà nước. Mỗi cơ quan, địa phương sẽ áp dụng khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.

Thông thường, hiện nay, các cơ quan Nhà nước cũng như các Văn phòng công chứng đều có giờ làm việc như sau:

– Làm các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.

– Giờ làm buổi sáng: Từ 8 giờ – 12 giờ.

– Giờ làm buổi chiều: Từ 13 giờ – 17 giờ.

Tuy nhiên, một số cơ quan tại TP. Hà Nội và TP. HCM làm việc cả sáng thứ Bảy.

Đặc biệt, theo khoản 3 Điều 32 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có quyền:

Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

Do đó, thông thường Văn phòng công chứng sẽ làm việc theo giờ hành chính của cơ quan Nhà nước nhưng nếu theo yêu cầu của người dân thì có thể làm việc thứ Bảy và Chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính.

Trên đây là bài viết thông tin về văn phòng công chứng an tín của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139