Một trong những vấn đề nổi trội hiện nay được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm đó chính là môi trường. Thế giới càng phát triển kéo theo những hệ lụy khôn lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt là sự đa dạng sinh hoạt trong tự nhiên,
Vậy Đa dạng sinh học là gì? vai trò của đa dạng sinh học? Đa dạng sinh học có ý nghĩa và vai trò như thế nào? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những vấn đề này.
Đa dạng sinh học là gì?
Đa dạng sinh học là sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, giống, lòa và hệ sinh thái trong môi trường tự nhiên. Đây là một khái niệm sẽ được hiểu khác nhau nếu tiếp cận từ những góc độ khác nhau.
Đến xuất phát từ quan điểm kết cấu thì đa dạng sinh học bao gồm các thực thể sống quần tụ lại theo các nhóm, loại… Nếu tiếp cận từ góc độ chức năng thì đa dạn sinh học đó chính là sự đa dạng về hệ sinh thái và cả quá trình tiến hóa.
Tuy nhiên, dù ta tiếp cận ở bất cứ góc độ nào thì nhìn chung các đinh nghĩa về đa dạng sinh học đều thừa nhận mối liên quan giữa các loài, sự phụ thuộc của chúng trong quá trình tiến hóa và phát triển.
Do vậy, đa dạng sinh học được xác định theo 3 mức độ, đó là:
– Ở cấp độ quần thể thì đa dạng sinh học là sự khác biệt về gen giữa các cấp loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về mặt địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống với nhau trong một quần thể.
– Đa dạng sinh học ở cấp loại bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ những loại nhỏ bé như vi khuẩn cho đến những loài có kích thức to lớn như thực vật, động vật hay các loại nấm.
– Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Vai trò của đa dạng sinh học
Có thể nói đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì sự sống của con người và mọi sinh vật thế trái đất. Nó được thể hiện thông qua nội dung như sau:
– Ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình công nghiệp, lương thực thực phẩm, nguyên liệu của nhiều loại thuốc quý hiếm được sử dụng để bảo vệ cho sức con người. Là nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm khác dùng cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình và đóng góp vào việc GDP cho nước ta. Bên cạnh đó còn có thể làm ổn định hệ sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.
– Những vườn sinh học được mở ra với rất nhiều loài động thực vật hoang dã tạo ra vẻ đẹp nhằm phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của con người. Nhiều khu rừng phòng hộ đã giúp người dân ngăn được những vụ sạt lỡ đất và lũ quét kéo về, vừa làm sạch, thoáng mát môi trường đang ngày càng bị con người làm ô nhiễm.
– Về mặt sinh thái, đa dạng sinh học đã góp phần tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh cho con người, nhiều quốc gia đã thu hút được lượng lớn du khách đến tham quan, mang lại hàng loạt các hình thức dịch vụ môi trường mà không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng.
-Việc tác động, thay đổi tính đa dạng và nơi cư trú của đa dạng sinh học cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật của con người.
Ý nghĩa của đa dạng sinh học
– Đa dạng sinh học được xác định là yếu tố quan trọng, quyết định đến tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái trong tự nhiên.
Nhờ có nó mà đã giúp làm cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo cho khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong hệ sinh thái. Đảm bảo cho hệ sinh thái được ổn định, sự chu chuyển Oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác toàn trái đất. Chúng giúp cân bằng sự ổn định và sự màu mỡ của đất và các hệ sinh thái khác nói chung trên trái đất.
– Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao ví dụ như làm cho hệ sinh thái nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biến động của môi trường. Hoặc hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy của các con sông, suối, loại bỏ những dòng chảy bẩn để lọc những dòng chảy sạch cho con người sử dụng, ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển.
– Ngoài ra, việc đa dạng sinh học giúp cho quá trình sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Tại nước ta, đất đai phì nhiêu, màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nước ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước lâu năm. Từ đó đem lại nguồn doanh thu hằng năm khá lớn, mang thương hiệu Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hoặc việc đa dạng các sản phẩm cây trồng hay vật nuôi sẽ góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội.
Từ đây có thể khẳng định rằng, đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của con người và sinh vật khác. Do đó mà không chỉ ở Việt Nam mà còn hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác bảo vệ, cải tạo hệ sinh thái, đồng thời ban hành ra những chính sách mới về pháp luật nhằm ngăn chặn, xử lý đối với những trường hợp có hành vi hủy hoại hệ sinh thái.
Phân loại đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học gồm những thành phần sau đây:
– Đa dạng về gen: Theo quan niệm của ESA (Ecological Society of America) đa dạng về gen là toàn bộ các gen chứa ttong tất cả cá thể thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật. Các nhiễm sắc thể (NST), các gen và các ADN chính là những dạng vật chất di truyền, tạo ra những tính chất đặc trưng của từng cá thể trong mỗi loài và từ đó là tạo sự đa dạng của nguồn gen.
– Đa dạng loài: Là toàn bộ những sự khác nhau trong nhóm và giữa các nhóm loài cũng như giữa các loài trong tự nhiên. Sự đa dạng này bao gồm số lượng vô cùng lớn các loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Sự đa dạng loài thể hiện ttong số lượng khổng lồ các loài thực vật, động vật tồn tại ttên ttái đất. Theo ước tính của các nhà khoa học thì có khoảng 10 triệu loài khác nhau đang tồn tại. Tuy nhiên, chỉ có một phần trong số đó hiện đã được xác định. Tuy những số liệu khoa học về số giống loài ttên ttái đất có khác nhau ttong các nghiên cứu về sinh học song sự đa dạng về giống loài là thực tế không thể phủ nhận.
– Đa dạng hệ sinh thái: Là sự phong phú về ttạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau. Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống và phát triển ttong môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. Trong mỗi hệ sinh thái, những sinh vật bao gồm cả con người tạo thành tổng thể, tương tác với nhau và với cả không khí, nước, đất bao quanh chúng. Như vậy, sự đa dạng hệ sinh thái là khái niệm chỉ toàn bộ các quần thể sinh vật, động vật và các quá trinh sinh học khác nhau. Sự đa dạng hệ sinh thái không đơn thuần là sự tổng cộng các hệ sinh thái, các loài và các vật chất di truyền khác nhau.
Ý nghĩa của công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Trong khi đa dạng di truyền được cho là sự khác biệt của các đặc tính di truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần thể thì đa dạng loài chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc loài phụ trên quả đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay trong một sinh cảnh nào đó. Về đa dạng hệ sinh thái, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào ở mức toàn cầu. Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá thông qua tính đa dạng của các loài thành viên; nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài.
Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.
Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học nguồn tài nguyên quí giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Cuối cùng, hệ thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái đa dạng sinh học, đó là do các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ 19 đến nay và chủ yếu là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy các loài và các quần xã sinh vật vào nạn diệt chủng. Con người phá hủy, chia cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình, du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là các nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tính đa dạng sinh học.
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng.
Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Đa dạng sinh học là gì? vai trò của đa dạng sinh học Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Quý khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.