Tung clip lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào

Tung clip lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào

Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ lộ clip ” nóng” của các hot girl trên mạng xã hội. Điển hình là một “hot girl” đình đám tại Hà Nội tên là T.A, từng lên sóng truyền hình bị lan truyền clip” nhạy cảm”. Ngoài ra, trong ngày 26/9/2021, trên mạng xã hội bỗng xuất hiện và lan truyền 1 đoạn clip nóng . Một trong hai người được cho là V.T – nữ MC của Đài truyền hình VTV Việt Nam. Cộng đồng mạng đã truy tìm facebook “hot girl” và để lời lẽ khiếm nhã. Hiện tại công an đã tiến hành điều tra làm rõ vụ việc này. Đặc biệt nhiều trường hợp “hotgirl” có những hình ảnh ” nóng” ân ái với người yêu bị đăng tải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đời tư, danh dự. Việc bị xúc phạm, đăng tải clip nóng đối mặt với nhiều vấn đề, nhiều người không thể vượt qua mà nghĩ đến những con đường khác như phẫu thuật thẩm mỹ, tìm đến các dịch vụ đổi tênđổi họ, thâm trí là tự tử để tránh khỏi sự dị nghị này.Vậy tung clip ” nóng” của người khác lên mạng xã hội bị xử phạt thế nào?

1. Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

2. Xử phạt tung clip nóng của người khác lên mạng xã hội

Do nhiều mục đích khác nhau, hiện nay mọi người thường lưu giữ lại những hình ảnh cá nhân. Nếu không đảm bảo bí mật rất dễ bị lợi dụng bởi nhưng kẻ xấu, cũng như gặp phải những rác rối. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác nếu không được sự đồng ý của người có hình ảnh; hoặc người đại diện theo pháp luật, gây ảnh hưởng đến uy tín, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của họ là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ và tính chất vụ việc; tung clip nóng của người khác lên mạng xã hội có thể phải bồi thường thiệt hại, bị xử lý hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính Hành vi đăng tải, truyền đưa clip nhạy cảm lên mạng xã hội là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác:

– Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP :

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

– Trường hợp hành vi được xác định đã tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân, người phát tán clip có thể bị xử phạt tối đa 30 triệu đồng, theo quy định tại khoản 2 điều này.

Trách nhiệm dân sự:

Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

….

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh cần có sự đồng ý của chính cá nhân đó. Nếu sử dụng mà trái với ý chí cá nhân đó thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa ra quyết định buộc người vi phạm thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng và kèm theo đó phải bồi thường thiệt hại và biện pháp xử lý khác theo quy định.

Về mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm, tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trách nhiệm hình sự:

Hành vi phát tán “clip nóng” của người khác còn có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành “Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Cụ thể:

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);

c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

– Nếu người trong đoạn clip nhạy cảm bị xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì người phát tán hình ảnh còn có thể bị khởi tố thêm về Tội làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015.

Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 155 luật này quy định người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

– Nếu hành vi thuộc một số tình tiết định khung theo quy định tại Khoản 2, 3 điều này như Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân hay làm nạn nhân tự sát, người vi phạm sẽ đối diện mức án tối đa 5 năm tù.

Như vậy, cần làm gì khi bị tung ảnh nóng lên mạng xã hội? Người bị hại có thể nộp đơn tố giác đến cơ quan điều tra (Công an quận, huyện) hoặc viện kiểm sát địa phương nơi có tội phạm cư trú. Bên cạnh đó, người bị hại có thể đến trực tiếp cơ quan trên để tố giác về việc bị tung ảnh nóng lên mạng xã hội.

– Hồ sơ tố cáo bao gồm:

+ Đơn tố giác.

+ Các bằng chứng, chứng cứ chứng kèm theo.

– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án Hình sư.

– Tiến hành điều tra: Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. (Điều 173 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

– Thời hạn xét xử: Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 

Tung clip lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào
Tung clip lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào

2. Tư vấn pháp lý liên quan 

a. Mức phạt khi đăng hình người khác lên facebook ?

Tôi có một vấn đề thắc mắc mong nhận được tư vấn từ luật sư. Dạo gần đây do có nhiều xích mích với gia đình hàng xóm nên tôi có đăng hình họ lên mạng facebook chỉ chia sẻ để bạn bè tôi biết hành vi của họ thôi, chứ không nhằm mục đích bôi xấu gì họ cả. Nhưng họ đang dọa tôi là sẽ kiện lên công an tố cáo tôi về tội xúc phạm và đăng hình của họ lên mạng xã hội.
Luật sư cho tôi hỏi tôi làm như vậy có vi phạm pháp luật không và mức xử phạt là thế nào ?
Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin trân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Theo căn cứ trên thì khi bạn sử dụng hình ảnh của người khác thì bạn cần phải được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp sau:

– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Do đó nếu bạn chứng minh được việc bạn sử dụng hình ảnh của họ đăng lên mạng xã hội vì lợi ích công cộng, hoặc vì những lý do khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì hành vi của bạn sẽ không vi phạm pháp luật. Nếu ngoại trừ các lý do trên thì người bị sử dụng hình ảnh có quyền khởi kiện ra Tòa án.

Về mức xử phạt:

Trường hợp 1: Hành vi này gây hậu quả không nghiêm trọng: Chỉ Bị xử phạt hành chính

Điểm g, Khoản 3, điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Theo căn cứ trên thì nếu hành vi của bạn không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt hành chính trong khoảng từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Nếu không có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt là mức trung bình của khung hình phạt là 15.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng: Bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Điều 155, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo căn cứ trên nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy vào mức độ gây thiệt hại thì hình phạt nhẹ nhất là phạt cảnh cáo, nặng nhất là phạt tù 5 năm.

b. Cách xử lý với trường hợp tung ảnh lên facebook ?

Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi có một người bạn có yêu một người, tuy nhiên sau khi 2 người không đến được với nhau anh thanh niên kia liền tung những ảnh nóng mà 2 người ngày còn yêu nhau.
Vậy cho tôi hỏi theo luật thì đó có phải là xúc phạm nhân phẩm không? và quy định xử phạt là như thế nào? (và nói kỹ hơn là anh kia đã public lên facebook một trong những cộng đồng đông đảo nhất).thủ tục pháp luật để tôi đưa ra đơn kiện.Và Luật sư có thể tham gia cho tôi hay không ?
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư.
Người gửi: PV Thủy

Trả lời:

Theo những chi tiết bạn đã kể, người thanh niên là người yêu bạn của bạn có hành vi tung ảnh nóng lên mạng xã hội Facebook. Hành vi của người này đã xúc phạm danh dự nhân phẩm của cô ấy. Do đó người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Căn cứ vào Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì bạn của bạn có thể nộp đơn tố cáo hành vi tội phạm của người này tại các cơ quan sau:

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139