Tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam

tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam

Doanh nghiệp FDI là gì? Trình tự và thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ra sao? Phương thức thành lập như thế nào? Là vấn đề được nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Bởi vì việc huy động được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho doanh nghiệp. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những vấn đề trên, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây về tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam nhé!

Định nghĩa về doanh nghiệp FDI

Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Khái niệm doanh nghiệp FDI là khái niệm chung, không phân biệt so sánh tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:

  1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  2. Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Hiện nay, với bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.

Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Có thể nói, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cùng các phương thức kinh doanh mới đã tạo nên thị trường cạnh tranh sôi nổi trong nước. Vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới chất lượng sản phẩm và áp dụng phương pháp kinh doanh hiện đại,thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Quả thật, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế nước nhà trong những năm vừa qua.

Đặc điểm doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Doanh nghiệp FDI của Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước. Đồng thời tác động ngược lại đối với Việt Nam. Khi hết thời hạn qui định (khoảng từ 50 – 70 năm) doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho phía Việt Nam.

Thông thường, một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của mỗi nước ta mà còn là của các công ty đa quốc gia khác. Vì vậy, các quyết định của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, thâm chí có thể xảy ra những bất đồng do khác biệt từ nhiều yếu tố. Vì vậy, nước ta phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng, hiệu quả. Đồng thời, hạn chế thấp nhất những thua thiệt, rủi ro gây bất lợi cho mình.

Thực tế cho thấy, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD.

Hành trình hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế của nền kinh tế. Khu vực FDI đã trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển nhanh chóng và ổn đinh của nền kinh tế Việt Nam.

Không chỉ là môi trường để phát huy nội lực thực hiện công cuộc đổi mới, mà còn là cơ sở chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai, nếu tiếp tục xây dựng các chính sách phù hợp, đồng thuận giữa hai bên, FDI hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Thủ tục tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam 

Theo Luật đầu tư 2020, phụ thuộc vào sự lựa chọn hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành với thủ tục khác nhau:

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục theo các bước sau:

– Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy;

– Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập công ty để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh, thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với hình thức này, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam
tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài ngoài quyền đầu tư thành lập doanh nghiệp còn có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty theo các hình thức dưới đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

– Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác.   

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của công ty doanh nghiệp theo các hình thức sau:  

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.

– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên.

Điều kiện để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam

  • Không thuộc trường hợp bị hạn chế về:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

  •  Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Cách tránh những thủ tục phức tạp khi dùng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam

Sự phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

– Lựa chọn, mục đích của nhà đầu tư nước ngoài;

– Nguồn vốn để thực hiện dự án;

– Quy mô dự án;

– Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh;

– Pháp luật chuyên ngành cho từng lĩnh vực đầu tư;

– Hiệp định thương mại giữa quốc gia của nhà đầu tư và Việt Nam; Các công ước quốc tế mà hai bên cùng ký kết.

Các vấn đề này phải theo từng vụ việc chi tiết Luật Trần và Liên danh mới tư vấn rõ được vì phạm vi pháp lý rất rộng đòi hỏi chuyên môn sâu.

Tuy nhiên, với những ngành nghề kinh doanh đơn thuần, vốn đầu tư không quá lớn, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn phương án đầu tư: Thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sau đó nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp.

Ưu điểm của phương án này ở chỗ thời gian thực hiện nhanh chóng; nhà đầu tư tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam tại Luật Trần và Liên danh

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Luật Trần và Liên danh bao gồm các nội dung sau đây:

– Tư vấn về thủ tục xin giấy phép đầu tư;

– Tư vấn về các điều kiện để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như: tên doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh, trụ sở chính, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ của doanh nghiệp, người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp,…

– Tư vấn về hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

– Tư vấn về các thủ tục sau khi mở doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia, đăng ký con dấu, đăng ký chữ ký số và tài khoản ngân hàng, kê khai thuế và đóng thuế,…

– Tư vấn về thủ tục đăng ký mua cổ phần góp vốn và doanh nghiệp Việt Nam;

– Tư vấn về quyền của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

– Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam, doanh nghiệp FDI tại Việt Nam của Luật Trần và Liên danh

Luật Trần và Liên danh tự hào với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý, trong đó có dịch vụ thành lập công ty sẽ giúp các nhà đầu tư nhanh chóng có trên tay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chúng tôi với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn tâm huyết, giàu kinh nghiệm, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên. Do vậy, Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm, tin tưởng khi lựa chọn Luật Trần và Liên danh là đơn vị đồng hành thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Đến với dịch vụ pháp lý của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ không phải mất quá nhiều thời gian, công sức đi lại. Chỉ cần liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thành công thủ tục này cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, sau khi thành lập, chúng tôi sẽ hỗ trợ cùng khách hàng các thủ tục pháp lý khác nếu khách hàng có yêu cầu.

Trên đây là bài viết về tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Hà Nam của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139