Tư vấn nhận con nuôi

tư vấn nhận con nuôi

Nhận con nuôi cũng được đánh giá là một trong những thủ tục có yếu tố nước ngoài cực kỳ phức tạp với nhiều những điều kiện khắt khe.

Trong suốt hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài và nuôi con nuôi, Luật Trần và Liên danh nhận được rất nhiều những đề nghị tư vấn về nhận con nuôi đích danh. Phải công nhận rằng, đây là một trong những thủ tục thuộc loại phức tạp bậc nhất hiện nay.

Không những thủ tục tại Việt Nam phức tạp mà ngay cả pháp luật của quốc gia mà người nước ngoài muốn nhận con nuôi có quốc tịch cũng có nhiều những quy định mang tính chất ràng buộc và rất ngặt nghèo. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên danh sẽ tư vấn nhận con nuôi cho các đọc giả.

Khái niệm về nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là việc một người đã trưởng thành (hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp) nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra làm con. Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận con nuôi, người nhận con nuôi có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con nuôi.

Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh lực con nuôi quốc tế quy định “khi một trẻ em thường trú ở một Quốc gia ký kết (Nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Quốc gia ký kết khác (Nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở Quốc gia nhận làm con nuôi thì phải áp dụng Công ước này”.

Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định: nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Cha, mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Quan hệ gia đình, quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuôi được hình thành từ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc và phải được nhà nước công nhận.

Ý nghĩa của chế định pháp luật về nuôi con nuôi

Trẻ em còn nhỏ, chưa phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ nên cần phải được bảo vệ, nuôi nấng, cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình.

Trường hợp trẻ em không có cha mẹ thì cũng có quyền có một gia đình và được nhận làm con nuôi dưới hình thức hợp pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em đó được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đầy đủ. Một trong những mục đích của Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trên lĩnh lực con nuôi nước ngoài là “Thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được công nhận trong luật pháp quốc tế”.

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật Việt Nam quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (Khoản 1 Điều 37). Bộ luật dân sự năm 2015 thừa nhận quyền nuôi con nuôi là một quyền tự do dân sự của cá nhân, Điều 39 của Bộ luật dân sự quy định: “Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình”. Khoản 2 Điều 24 của Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi..

Nhằm bảo đảm trẻ em có quyền có gia đình, có cha, có mẹ, được yêu thương chăm sóc, được sống trong tình cảm của cha, tình yêu của mẹ, được lớn lên trong bầu không khí gia đình, được trưởng thành dưới sự giáo dục, định hướng của cha, mẹ; đồng thời, bảo đảm quyền được làm cha, làm mẹ của một số người không may mắn trong cuộc sống (như người bị vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ đơn thân hoặc người đã có con nhưng con bị bệnh hiểm nghèo, con bị chết và người đó không còn khả năng sinh con…), pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền nuôi con nuôi và quyền được làm con nuôi là một trong những quyền con người, quyền công dân được pháp luật tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi 2010

Việc nuôi con nuôi được giải quyết trên các nguyên tắc: khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

tư vấn nhận con nuôi
tư vấn nhận con nuôi

Tư vấn nhận con nuôi về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế theo Luật nuôi con nuôi 2010

Đối tượng điều chỉnh của Luật nuôi con nuôi là quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau cùng thường trú tại Việt Nam, cũng như quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà cả hai bên hoặc một bên định cư ở nước ngoài. Người nhận con nuôi có thể là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Do đó, khi một người được nhiều người xin nhận làm con nuôi, cần xem xét ưu tiên người nào có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con nuôi tốt nhất, không làm thay đổi quá nhiều môi trường sống của trẻ em.  Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được quy định như sau:

– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

Bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi và khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật nuôi con nuôi 2010

a) Nhà nước bảo hộ quyền nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi theo quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc hỗ trợ nhân đạo không được ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.

c) Hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng

Việc hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo nhằm mục đích nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật nuôi con nuôi và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP, pháp luật về tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng công lập và ngoài công lập và quy định cụ thể sau đây:

– Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ nhân đạo thông qua chương trình, dự án, viện trợ phi dự án hoặc tài trợ cho Quỹ bảo trợ trẻ em.

– Khi hỗ trợ nhân đạo, cá nhân, tổ chức không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi dưỡng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo.

Trường hợp cá nhân, tổ chức hỗ trợ nhân đạo bằng tiền thì phải thực hiện thông qua tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng.

– Khi hỗ trợ, tiếp nhận hỗ trợ nhân đạo, ngoài việc thực hiện theo quy định nêu trên, cha mẹ nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam và cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm như sau:

+ Cha mẹ nuôi nước ngoài thông tin cho tổ chức con nuôi nước ngoài về các khoản hỗ trợ nhân đạo đã thực hiện ở Việt Nam;

+ Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, tổ chức con nuôi nước ngoài báo cáo Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và của tổ chức;

+ Định kỳ 06 tháng và hằng năm hoặc theo yêu cầu, cơ sở nuôi dưỡng báo cáo việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý các khoản hỗ trợ nhân đạo theo quy định của pháp luật và báo cáo Cục Con nuôi về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của cha mẹ nuôi và tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Tư vấn nhận con nuôi về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

Theo Nghị định số 951/VBHN-BTP ngày 21 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi thì thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

1.[5] Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

  1. Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.

Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  1. Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ.

Tư vấn nhận con nuôi về hồ sơ của người nhận con nuôi

Theo Nghị định số 951/VBHN-BTP ngày 21 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi thì Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau:

  1. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận.
  2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.

Tư vấn nhận con nuôi về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

Theo Nghị định số 951/VBHN-BTP ngày 21 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi thì Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

  1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

2.[11] Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về hộ tịch.

3.[12] Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trên đây là bài viết tư vấn nhận con nuôi của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139