Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự năm 2015 

Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự 2015 

Quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự năm 2015 

Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, Vi phạm các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được hiểu là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Các yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 204 Bộ luật hình sự năm 2015 

 Mặt khách quan tại Điều 204 Bộ luật hình sự năm 2015 

+ Về hành vi

Có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

+ Dấu hiệu khác

Người thực hiện hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa bị án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý hóa đơn chứng từ.

Mặt chủ quan tại Điều 204 Bộ luật hình sự năm 2015 

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự 2015 
Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự 2015 

Chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có trách nhiệm trong việc bảo quản, quản lý hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nưốc.

Về hình phạt

Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

–  Phạm tội 02 lần trở lên;

–  Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Kiến nghị hoàn thiện Điều 204 Bộ luật hình sự năm 2015 

Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước về điều kiện thành lập doanh nghiệp, cơ chế tự khai tự nộp thuế, cơ chế doanh nghiệp tự in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn… để thành lập doanh nghiệp hoặc mua bán doanh nghiệp với mục đích in, phát hành và mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để thu lợi bất chính, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Thực ra, với cơ quan quản lý sẽ không khó để nhận biết được sự bất minh trong hành vi của doanh nghiệp khi hoạt động “đầu vào” không có hóa đơn mà “đầu ra” vẫn kê khai đủ thuế. Ngoài ra, còn có rất nhiều dấu hiệu bất thường khác liên quan đến nghiệp vụ tài chính mà bất cứ một kế toán hay nhân viên thuế nào cũng có thể dễ dàng nhận thấy.

Ngăn chặn những bất cập vừa nêu, giải pháp chính vẫn là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng để “hướng” hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quỹ đạo lành mạnh của pháp luật. Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính về hành vi trên, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 cũng có quy định 02 tội danh liên quan đến hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ;

Điều 204 BLHS năm 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, như sau:
“1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Nội dung quy định của Điêu luật này về hành vi vi phạm qui định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước bao gồm:
-Lưu trữ, bảo quản hóa đơn không đúng qui định;
-Không báo cáo hoặc báo cáo không chính xác tình hình sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hóa đơn;
-Làm hư hỏng, mất hóa đơn;
-Thực hiện hủy hóa đơn không theo đúng qui định của pháp luật;
-Xử lý việc mất, cháy, hỏng hóa đơn không theo đúng qui định của pháp luật.

Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng: Trước hết về chế tài xử phạt đối với người có hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” theo  quy định tại Điều 204 BLHS năm 2015, là khá  nghiêm khắc đối với người phạm tội. Trong khi đó, pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này hiện cũng đủ bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa.

Hơn nữa, thực tiễn phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, hiện pháp luật về thuế cho phép doanh nghiệp có thể dùng 1 trong 3 loại hóa đơn là hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích như giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ và  thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh; rút ngắn thời gian thanh toán do việc lập, gửi/nhận hoá đơn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử; góp phần hiện đại hóa công tác quản trị doanh nghiệp.

Từ những tiện ích đó, theo xu hướng chung chắc chắn doanh nghiệp sẽ sử dụng hình thức hóa đơn đơn điện tử, như vậy việc bảo quản hoàn toàn do hệ thống vi tính quản lý.

Từ đó, khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng khó khăn hơn trong  việc xác định dấu hiệu hành vi vi phạm về bảo quản, quản lý hóa đơn không còn phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin về cải cách thủ tục hành chính cho người nộp thuế, cũng như khó xác định lỗi vi phạm thuộc về lỗi kỹ thuật, máy tính, truyền dữ liệu hay là lỗi cá nhân người khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý, nhất là trường hợp máy tính bị hacker gửi virus tống tiền hoặc bị hỏng và mất hết dữ liệu  thì lại càng khó khăn hơn trong hoạt động chứng minh tội phạm.

Do vậy, quy định hành vi khách quan của tội phạm vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn trong thời gian tới sẽ không còn phù hợp. Hơn nữa, pháp luật xử lý vi phạm hành chính có quy định xử phạt vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 109/2013/NĐ-CP, với mức xử phạt đủ để răn đe và phòng ngừa, nếu bị phát hiện.

Mặt khác, không chỉ trong BLHS năm 2015 mới có quy định tội phạm tại Điều 204, mà trước đó, Điều 164b BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng đã quy định tội danh này. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy hầu như rất ít tội phạm này được đưa ra xét xử, thậm chí có nhiều địa phương Tòa án chưa xét xử vụ án nào về hành vi phạm tội này. Do vậy, người viết kiến nghị Ban soạn thảo bãi bỏ tội danh này khi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 sắp tới, vì những lý do như đã phân tích ở trên.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 204 Bộ luật hình sự năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139