Tội phá hoại tài sản nhà nước

tội phá hoại tài sản nhà nước

Quyền được giữ gìn, bảo hộ về tài sản bản thân là một trong những quyền được pháp luật bảo vệ và hợp pháp của công dân.

Không một ai có quyền hủy hoại tài sản của người khác, nếu có người cố ý phá hoại, công dân có quyền tố cáo lên các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Vậy, hủy hoại tài sản là gì? tội phá hoại tài sản nhà nước sẽ bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật?

Hủy hoại tài sản là gì? Tội phá hoại tài sản nhà nước

Hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng, không còn nguyên vẹn như ban đầu, thiệt hại đến mức làm mất đi giá trị, tín năng, công dụng của vật. Tệ hơn, hành vi này có thể làm giảm đi một phần giá trị của vật hay thậm chí còn thể làm mất đi hoàn toàn, khiến cho vật không thể sữa chữa hay khôi phục lại được.

Tội phá hoại tài sản nhà nước, Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định của pháp luật

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tài sản bị hư hại, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do sự tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích lẫn nhau.

Tuy nhiên, dù lí do là gì khi một người có hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác, tùy theo mức độ thiệt hại nặng hay nhẹ sẽ phải chịu trách nhiệm thích đáng, xử phạt nghiêm minh. Nghiêm trọng hơn, tội danh này còn có thể được truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản cá nhân của người khác.

Các dấu hiệu pháp lý của Tội phá hoại tài sản nhà nước

Đầu tiên, có một thực tế là trong các văn bản pháp luật không có quy định, khái niệm cụ thể rõ ràng nào về “Cấu thành tội phạm”. Tuy nhiên, dựa theo tính chất xã hội đời sống và lý luận chung, Cấu thành tội phạm có thể được hiểu là tổng hợp tất cả về những dấu hiệu pháp lý, thể hiện, phản ứng đặc trưng của người phạm tội. Cấu thành tội phạm thường được suy xét dựa vào 4 yếu tố cơ bản: Mặt khách quan – mặt chủ quan, chủ thể – khách thể.

Theo điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, Cụ thể, cấu thành tội phạm của tội cố ý hủy hoại tài sản của người khác được xác định cụ thể như sau:

Về mặt khách quan của tội phạm – Điều 178 bộ luật hình sự

Về mặt khách quan, hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác được hiểu là hành vi tác động đến tài sản, làm cho tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng nề đến mức làm giảm đi giá trị sử dụng hoặc mất đi hoàn toàn giá trị, không thể khôi phục lại được. Hành vi hủy hoại tài sản có thể thực hiện thông qua các hành động như: đập phá, ném mạnh, hoặc có thể dùng những vật dụng, công cụ khác để tác động đến tài sản của người khác gây tổn hại.

Ví dụ: Ném điện thoại của người khác xuống đất, làm màn hình bị vỡ, tín năng bị tổn hại nặng nề không thể khôi phục. Hoặc dùng búa đập vỡ bình hoa, khiến vật không còn giá trị như lúc nguyên vẹn, không thể sửa chữa.

Hành vi khách quan này là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả làm cho tài sản của đối phương bị biến dạng, không còn nguyên vẹn như ban đầu, hư hỏng hoàn toàn, làm mất đi hoàn toàn giá trị sử dụng của vật. Hậu quả của thiệt hại tài sản là nguyên nhân, bằng chứng xác thực để pháp luật dựa vào và quy thành cấu thành tội phạm.

Trong đó, căn cứ theo quy định của pháp luật, cấu thành tội phạm có thể thuộc một trong hai trường hợp như sau:

– Giá trị của tài sản bị tổn hại phải từ 2.000.000 đồng trở lên.

– Hoặc giá trị của tài sản bị tổn hại dưới 2.000.000 đồng nhưng phải thuộc một trong các trường hợp như:

  •  Đã chịu trách nhiệm, bị xử phạt pháp luật hành chính về hành vi này mà còn tái phạm.
  • Hoặc đã bị kết án về tội gây thiệt hại tài sản nhưng chưa được xóa án tích.
  •  Hoặc tài sản thuộc phạm trù là nguồn thu nhập chính, là phương tiện kiếm sống của nạn nhân và gia đình họ. Hoặc tài sản bị thiệt hại là di vật, cổ vật có giá trị.

Về mặt chủ quan của tội phạm – Điều 178 bộ luật hình sự

Về mặt chủ quan, người phạm tội được xác định là có chủ đích từ trước, cố ý gây thiệt hại đến tài sản, thực hiện việc phạm tội. Tức là, người phạm tôi hoàn toàn nhận thức được rõ ràng hành động của bản thân, ý thức được hậu quả và trách nhiệm pháp luật nhưng vẫn cố tình hủy hoại, gây tổn hại đến tài sản người khác.

Hành vi này có thể được xuất phát từ cảm xúc cá nhân người phạm tội, nhằm thỏa mãn cảm xúc ghen tức, đố kỵ, giận dữ hoặc do tư thù cá nhân, mâu thuẫn từ đôi,…

Mặc dù yếu tố động cơ không thuộc vào dấu hiệu để xác định tội danh hủy hoại tài sản của người khác. Nhưng đây cũng được xem là nguồn thu thập chứng cứ, thông tin hiệu quả để chứng minh cho động cơ phạm tội. Dựa vào điều này pháp luật có thể theo dõi diễn biến tâm lý của người phạm tội, là cơ sở để xác định, hình thành nên tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

tội phá hoại tài sản nhà nước
tội phá hoại tài sản nhà nước

Về mặt khách thể của tội phạm – Điều 178 bộ luật hình sự

Về mặt khách thể, hành vi hủy hoại tài sản có thể xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chủ tài sản với tài sản bị thiệt hại, mà không ảnh hưởng gì đến quan hệ nhân thân của chủ sở hữu tài sản.

Về mặt chủ thể của tội phạm – Điều 178 bộ luật hình sự

Chủ thể thực hiện hành vi gây tổn hại đến tài sản người khác được xác định là người phải từ đủ 14 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, theo quy định, căn cứ vào Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung thêm một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015, người thực hiện hành vi phạm tội phải từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu trách nhiệm và xử phạt theo luật hình sự đối với tội hủy hoại tài sản của người khác nếu khung hình phạt được quy định tại khoản 3, 4, Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, vì đây là những hành vi thuộc phạm vi tội phạm vi nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Còn người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại đến tài sản người khác thì phải chịu trách nhiệm, chấp nhận xử phạt về mặt hình sự.

Mức hình phạt tội hủy hoại tài sản người khác Điều 178 bộ luật hình sự

Người thực thi pháp luật sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để từ đó truy cứu, xử phạt người phạm tội phải có trách nhiệm về mặt hình sự về tội gây thiệt hại, hủy hoại tài sản của người khác theo các mức độ, khung hình cụ thể như sau:

Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự:  Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ khoảng 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị đưa vào cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc chịu mức hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

+ Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trong tầm giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

+ Giá trị tài sản bị thiệt hại từ 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: tài sản bị hủy hoại là di vật, cổ vật có giá trị, là phương tiện kiếm sống, nguồn thu nhập chính của nạn nhân và gia đình nạn nhân, hoặc người phạm tội đã bị xử phạt, chịu trách nhiệm hành chính hoặc bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa tiền sự, xóa án tích. Hoặc thuộc vào trường hợp hành vi hủy hoại tài sản ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 178 Bộ luật hình sự: Người phạm tội có thể bị phạt tù 2 năm đến 7 năm tù.

Đối với các trường hợp:

+ Tài sản có trị giá thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

+ Người phạm tội thực hiện hành vi gây án theo tổ chức, có đồng phạm.

+ Người phạm tội thực hiện hành vi với mánh khóe, chiêu trò, thủ đoạn nguy hiểm hoặc lợi dụng những chất gây nguy hiểm về cháy nổ để thực hiện hành vi phạm.

Ví dụ: vốn có mâu thuẫn, xích mích cá nhân từ trước, ông A muốn phá hoại, làm hỏng chiếc xe ô tô mới mua của ông B. Để thực hiện hành vi này, ông A đã lên kế hoạch, mua xăng rồi đột nhập vào nhà ông B và làm nổ chiếc xe. Tuy nhiên, hành vi dùng xăng đốt của ông A không chỉ ảnh hưởng đến tài sản là chiếc xe của ông B, mà nó còn gây tổn hại, ảnh hưởng đến một số tài sản khác của ông B. Trường hợp này, hành vi cố ý hủy hoại tài sản của ông A được đánh giá là có sử dụng các chất gây nguy hiểm làm cháy nổ trong việc thực hiện hành vi phạm tội.

+ Người phạm tội đã từng thực hiện hành vi gây án trước đó, nhưng vẫn tiếp tục phạm tội không có dấu hiệu hối cải.

+ Người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại tài sản người khác nhưng nhằm mục đích giúp che giấu đồng phạm hoặc những tội phạm khác.

+ Tội phạm hủy hoại tài sản của người khác xuất phát từ động cơ riêng.

Mức hình phạt tại khoản 3 Điều 178 Bộ luật hình sự: Phạm nhân có thể bị phạt từ 5 năm đến 10 năm tù giam.

Mức hình phạt tại khoản 4 Điều 178 Bộ luật hình sự: Người phạm tội hủy hoại, gây hư tổn nặng nề đối với tài sản mang giá trị thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng sẽ bị phạt từ 10 năm đến 20 năm tù giam. Nếu có hành vi hủy hoại tài sản của người khác mà trị giá tài sản bị thiệt hại từ 500.000.000 đồng trở lên.

Một số câu hỏi thường gặp về tội phá hoại tài sản nhà nước

Mức xử phạt hành vi phá hoại tài sản Nhà Nước

Nếu tài sản bị phá hoại, gây thiệt hại thuộc phạm vi là cơ sở vật chất, kỹ thuật của Nhà nước, căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017 về tội cố ý phá hoại, gây tổn hại đến cơ sở vật chất – kỹ thuật của Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, người có hành vi phạm tội nếu nhằm chống chính quyền nhân dân mà có hành vi phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã Hội Việt Nam, thuộc các lĩnh vực như chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội sẽ phải chịu mức án phạt từ 12 năm đến 20 tù giam. Nghiêm trọng hơn, người phạm tội có thể chịu phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Tội phá hoại tài sản dưới 2 triệu đồng có bị coi là phạm tội?

Thông thường pháp luật về mặt Hình sự có quy định giá trị tài sản mà bị người khác hủy hoại, gây tổn hại phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì sẽ vụ xử phạt. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều trường hợp tài sản bị thiệt hại có giá trị dưới 2.000.000 vẫn phải bị xử lý theo pháp luật cụ thể như sau:

– Người phạm tôi đã bị xử phạt, chịu trách nhiệm vi phạm hành chính nhưng vẫn còn tái phạm.

– Đã bị kết án về tội này hủy hoại tài sản, chưa được chấp thuận xóa án tích nhưng vẫn tái phạm.

– Gây cản trở, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Tài sản bị hủy hoại là công cụ, phương tiện kiếm sống chính của người nạn nhân và gia đình nạn nhân.

– Tài sản là di vật, cổ vật có giá trị.

Như vậy, để đảm bảo tính công bằng pháp lý vào bảo đảm về quyền tài sản của mỗi cá nhân, pháp luật vẫn xử phạt nghiêm minh những đối tượng phạm tội thuộc một trong 5 trường hợp trên với mức giá trị tài sản dưới 2.000.000 đồng. 

Mỗi cá nhân, người dân phải tự nhận thức về mức độ hậu quả nghiêm trọng, nắm rõ và tuân thủ các quy định về pháp luật, tuyệt đối không được có hành vi gây tổn hại đến tài sản người khác cũng như bảo vệ an toàn cho chính tài sản của mình. Góp phần xây dựng một xã hội, đất nước văn minh, an toàn, đáng sống. 

Phá hoại tài sản của mình có bị phạt không? 

Trong các điều lệ của Pháp luật Việt Nam, hành vi tự hủy hoại tài sản của chính mình không nằm trong phạm vi thực thi của bộ luật nước nhà. Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân, cá nhân thì họ có toàn quyền quyết định với tài sản của mình, pháp luật không can thiệp.

Tuy nhiên, nếu cá nhân có hành vi phá hoại tài sản của chính mình nhưng gây ảnh hưởng, tác động xấu đến các vấn đề an ninh, trật tự, an toàn chung của xã hội hay làm ảnh hưởng đến người khác cũng sẽ bị xét xử theo bộ luật quy định.

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến tội phá hoại tài sản nhà nước. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline Công ty luật uy tín để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139