Tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là gì? Hình phạt thế nào

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là gì? Hình phạt thế nào

Cơ sở pháp lý

ĐIều 154 BLHS 2015  quy định Tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Cấu thành Tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Mặt Khách quan 

Tội phạm này là tội phạm có cấu thành hình thức, có nghĩa là, người phạm tội chỉ cần có hành vi thoả mãn cấu thành tội phạm là đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là một trong hai hành vi là hành vi mua bán; hoặc hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người hoặc vừa chiếm đoạt vừa mua bán. Trong đó:

Hành vi mua bán không trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân mà hoàn toàn dựa vào mục đích lợi nhuận và đối tượng của hành vi mua bán đó là mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Hành vi chiếm đoạt thì có thể trực tiếp tác động lên cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt hoặc chiếm đoạt từ người khác và không phải mọi trường hợp chiếm đoạt đều vì mục đích lợi nhuận.

Cần tách bạch giữa việc tác động vào cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt bộ phận cơ thể với hành vi tác động vào nạn nhân để cố ý gây thương tích hoặc giết người bởi mục đích của hành vi này là căn cứ quan trọng để định tội danh.

Về hậu quả: Người phạm tội chỉ cần có một trong hai hành vi trên là đã cấu thành tội phạm mà không cần biết đã mua bán được chưa hay đã chiếm đoạt được chưa.

Trong trường hợp nạn nhân đồng ý với việc mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Mặt Chủ quan  

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội nhằm mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Mặt Khách thể 

Khách thể chính của tội phạm này là sức khỏe và tính mạng của người khác bởi được xếp vào nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người trong Bộ luật hình sự 2015 (sd,bs 2017). Trực tiếp ở đây là mô và bộ phận cơ thể của người. “Mô” dưới góc độ khoa học được hiểu là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định. “Bộ phận cơ thể người” là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trên cơ thể người bao gồm các phần cơ thể, hay còn gọi là các khoang cơ thể, các cơ quan khác trong hệ cơ quan của con người. Đấy là những bộ phận không thể tách rời với cơ thể người nếu không xảy ra các yếu tố tác động từ bệnh lý hoặc ngoại lực.

Mặt Chủ thể 

Chủ thể thực hiện Tội mua bán chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người không phải là chủ thể đặc biệt. Bởi vậy người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS 2015 (sd,bs 2017) thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Như vậy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là gì? Hình phạt thế nào
Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là gì? Hình phạt thế nào

Hình phạt 

Mức hình phạt được chia làm 3 khung, cụ thể:

 Khung 1 (khoản 1)

Có mức phạt phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản được nêu ở trên.

Khung 2 (khoản 2)

Có mức hình phạt được áp dụng là tù từ 07 năm đến 15 năm với các tình tiết định khung bao gồm:

+ Có tổ chức: Là việc thực hiện hành vi phạm tội có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm và có sự lên kế hoạch, phân hóa về vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mỗi người khi thực hiện hành vi đó..

+ Vì mục đích thương mại là Chỉ cần người phạm tội mua bán hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người có mục đích lợi nhuận là đã cấu thành tội phạm chứ không cần rõ người phạm tội thực hiện hành vi đó có thu được lợi nhuận hay không.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp: Tình tiết này đòi chủ thể phạm tội phải thuộc trường hợp đặc biệt ví dụ như bác sỹ, người trông coi nhà xác….

+ Đối với từ 02 người đến 05 người;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

 Khung 3 (khoản 3)

Mức hình phạt tù áp dụng là từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân, với các tình tiết định khung:

+ Có tính chất chuyên nghiệp: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là việc thực hiện tội phạm từ năm lần trở lên đối với một loại tội phạm không phân biệt đã truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa được xóa án tích. Người phạm tội lấy các lần phạm tội là nghề sinh sống chính và lấy kết quả thực hiện phạm tội làm nguồn sống chính.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Đối với 06 người trở lên;

+ Gây chết người;

+ Tái phạm nguy hiểm. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Trên đây là nội dung tại Điều 154 BLHS 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139