Ngoài gây thương tích đến cơ thể, tổn hại đến sức khỏe thì vẫn còn những biện pháp khác có thể làm tổn hại, khủng bố hay khống chế ý chí, tinh thần của một người, chẳng hạn như đe dọa giết người.
Vậy bạn có biết tội hăm dọa giết người là phạm tội gì? Và người phạm tội sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hành vi đe dọa giết người là gì? Tội hăm dọa giết người
Hành vi đe dọa giết người hay hăm dọa tính mạng của người khác được hiểu là hành vi trái Pháp luật thể hiện ý định sẽ tước đoạt tính mạng của một người đồng thời làm cho người đó lo sợ hoặc biết rằng mình sẽ bị giết. Hành vi này có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hành vi trực tiếp: Thể hiện qua lời nói hoặc các phương tiện khác như thư từ, tin nhắn,….
Hành vi gián tiếp: Người có ý định phạm tội đi tìm công cụ, phương tiện hoặc chuẩn bị công cụ, phương tiện để giết người mà cố ý cho người bị đe dọa nhìn thấy hoặc cho người khác nhìn thấy và biết rằng người nhìn thấy sẽ nói lại cho người bị đe dọa biết.
Quy định chi tiết về tội hăm dọa giết người
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật Hình sự 2015). Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đe dọa giết người tại Điều 133 như sau:
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Các dấu hiệu pháp lý của tội hăm dọa giết người:
Chủ thể của tội phạm – Điều 133 Bộ luật hình sự
Tội hăm dọa giết người thuộc vào nhóm tội ít nghiêm trọng, nếu có tình tiết tăng nặng thì sẽ trở thành tội nghiêm trọng. Do đó theo Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015 thì chủ thể của tội phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể của tội tội phạm – Điều 133 Bộ luật hình sự
Tội hăm dọa giết người xâm phạm đến Điều 19, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Mọi người đều có quyền sống. Tính mạng con người được Pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái Pháp luật,
Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 133 Bộ luật hình sự
Người phạm tội đe dọa giết người thấy rõ được hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Hoặc có thể người đó không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Nếu người phạm tội có hành vi đe dọa giết người nhưng hành vi này nhằm một mục đích khác thì không cấu thành tội đe dọa giết người. Chẳng hạn như: đe dọa giết người để chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội chiếm đoạt tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm – Điều 133 Bộ luật hình sự
Người phạm tội có những lời nói, ngôn ngữ, cử chỉ,… khiến cho người bị đe dọa lo sợ hoặc biết rằng mình sẽ bị giết.
Tội đe dọa giết người trên thực tế phải không nhằm mục đích giết người mà chỉ nhằm mục đích khiến cho người bị đe dọa lo sợ hoặc biết rằng mình sẽ bị giết. Với tội này, tâm lý của người bị đe dọa là yếu tố mấu chốt để xác định hành vi phạm tội đồng thời cũng là đặc trưng của tội.
Để xác định người bị đe dọa có ở trong tình trạng tâm lý như vậy hay không, cần phải căn cứ vào những tình tiết như: nội dung và cách thức thực hiện hành vi đe dọa; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh khi hành vi đe dọa xảy ra; mối quan hệ giữa người đe dọa và người bị đe dọa; thái độ, hành động của người bị đe dọa sau khi hành vi xảy ra;…. Sau những tình tiết trên, nếu nhiều người cùng nhận định rằng sự đe dọa đó sẽ được thực hiện thì tâm lý lo ngại của người bị đe dọa là có căn cứ.
Nếu người phạm tội sau lời đe dọa có hành vi đi tìm hoặc chuẩn bị công cụ, phương tiện giết người thì phải xác định xem hành vi đó có nhằm mục đích giết người thật hay không. Nếu người phạm tội cố ý thực hiện hành vi cho người bị đe dọa thấy hoặc cho người khác thấy và biết rằng người đó sẽ nói lại với người bị đe dọa thì coi là tội đe dọa giết người.
Còn nếu người phạm tội thực hiện một cách lén lút, bí mật thì coi là tội chuẩn bị giết người hoặc chuẩn bị gây thương tích cho người khác. Đây là một trong những dấu hiệu để phân biệt giữa tội đe dọa giết người và tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị.
Tội đe dọa tính mạng người khác bị xử phạt như thế nào? tội hăm dọa giết người
Điều 133, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội đe dọa tính mạng người khác bị xử phạt như sau:
Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ hoặc biết rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Đe dọa giết 02 người trở lên;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đe dọa giết người;
Đe dọa giết người đối với người đang thi hành công vụ, hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Đe dọa giết người đối với người dưới 16 tuổi;
Đe dọa giết người để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy, tội đe dọa tính mạng người khác, nếu cấu thành, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm. Trong trường hợp có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 02 năm – 07 năm.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tội hăm dọa giết người
Theo tại Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt và tòa án sẽ xem xét và quyết đinh mức hình phạt cuối cùng.
Dịch vụ tư vấn tội hăm dọa giết người của Luật sư hình sự Luật Trần Và Liên Danh
Tư vấn qua tổng đài:
Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Trần và Liên Danh làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.
Cách kết nối tổng đài:
Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài
Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào
Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;
Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan
Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)
Thời gian làm việc của tổng đài Luật Trần và Liên Danh:
Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Trần và Liên Danh như sau:
Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần
Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 01h chiều đến 9h tối
Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành.
Hướng dẫn tư vấn luật tổng đài:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi qua Hotline của chúng tôi để nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư trên tất cả các lĩnh vực.
Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Trần và Liên Danh sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.
Tư vấn qua email:
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Trần và Liên Danh bạn sẽ được:
Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải.
Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.
Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!
Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng:
Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!
Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!
Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Trần và Liên Danh trong giờ hành chính.
Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!
Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu:
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.
Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Trần và Liên Danh mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.
Luật Trần và Liên Danh sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:
Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).
Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!
Luật Trần và Liên Danh cam kết bảo mật thông tin của khách hàng:
Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Trần và Liên Danh sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.
Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến tội hăm dọa giết người. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline Công ty luật uy tín để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!